Ẩm thực thu Hàn Quốc - Đầy màu sắc và hương vị
Là một đất nước với 4 mùa rõ rệt, Hàn Quốc cũng mang trong mình những đặc trưng ẩm thực độc đáo theo từng giai đoạn trong năm.
Ở Hàn Quốc, mỗi mùa trong năm đều có những món ăn mang màu sắc đặc trưng phù hợp với thời tiết. Đặc biệt nhất là mùa thu với ba món hải sản chủ đạo: cua biển, tôm càng và cá mòi. Đối với cua xanh, chúng được nấu trong soup mặn hoặc hấp, trong khi cá mòi lại ngon hơn khi nướng với ớt cay nồng hay để tái chín như sashimi. Tôm càng lại được người dân chế biến theo phương pháp phổ biến nhất Hàn Quốc, là tách vỏ ra và ngâm chúng trong dấm và tương ớt hạt tiêu đỏ.
Nhưng ở trên đất liền, các loại thức ăn mùa thu bao gồm những món bổ dưỡng như nấm Tùng nhung (hay còn được gọi là “songi” ở Hàn Quốc) và quả hồng ngọt. Loại nấm này thường được hầm, nướng hoặc hấp cùng với thịt bò và bào ngư. Riêng với quả hồng xuất hiện chủ yếu ở mùa thu và được xem là món tráng miệng không thể thiếu sau mỗi bữa ăn. Với phiên bản “hồng khô” (có tên gọi khác là “gotgam”), được phơi dưới nắng mùa thu cùng với gió trời, mang một hương vị rất tươi và ngọt đậm khác hẳn so với hồng tươi được lấy trực tiếp từ vườn.
Cùng nghía qua những món ăn không thể bỏ qua nếu ghé thăm Hàn Quốc vào thu này nhé!
Trái: Ganjang-gejang (cua xanh xì dầu), phải: Yangnyeom-gejang (cua xanh sốt tiêu)
Cua biển chủ yếu xuất hiện vào mùa thu và mùa xuân, khi mà gạch và trứng cua cái tràn ngập trong mùa sinh sản lúc sang xuân, thì những thớ thịt chắc nịch của cua đực lại được tìm kiếm nhiều nhất khi chuyển thu. Thường thì cua sẽ được chế biến thành rất nhiều loại, từ món soup ớt cua ăn cùng với rau củ và hải sản khác, hoặc chúng sẽ được hấp, tách vỏ và lấy thịt chấm muối ớt cũng rất ngon.
Một món ăn được làm từ cua chính là “gejang”, hay còn là cua biển được ngâm trong tương đậu nành hoặc ớt đỏ. Nhưng cho dù chúng có được chế biến dưới bất kì hình thức nào, thì đó cũng vẫn là món ăn được những người yêu thích hải sản ưa chuộng nhất, không chỉ vì loại cua này mang lại mùi vị thơm ngon, còn bởi vì chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Vỏ cua chứa nhiều Canxi và Chitin, còn thịt cua thì mang lại rất nhiều vitamin và axit amino. Ở Hàn Quốc, loại cua này còn được biết đến là món ăn tinh thần khi có thể ngăn được sự lão hóa ở người già, cũng như giải độc cơ thể khỏi những chất có cồn của rượu, bia.
Tôm sú là một món ăn tuyệt vời ngay cả với những người không chuộng hải sản. Loài này rất khó kiếm ngoài vùng địa phương của chúng, bởi chúng sẽ chết rất nhanh sau khi bị đánh bắt. So với tôm nuôi, loài tôm biển cỡ bự này có râu dài hơn, vỏ dày hơn và thịt cũng dai hơn. Có rất nhiều cách để chế biến tôm sú, bạn có thể luộc, hấp hoặc chiên. Nếu thích hương vị đậm đà hơn, bạn cũng có thể đun nóng nồi, rải ít muối và nấu tôm tươi trong khoảng 10' cho đến khi tôm ngả màu đỏ tươi. Tôm là một món ăn mặn, vì vậy bạn có thể không cần thêm nước sốt, nhưng nếu thích, bạn có thể nếm thử công thức tôm ướp với ớt và giấm độc đáo mà cũng rất đặc trưng cho mùa này trong năm.
Trái: nộm cá mòi trộn, phải: cá mòi nướng than
Vào mùa thu, cá mòi thường được dự trữ rất nhiều để thưởng thức trong những ngày đông lạnh, như vậy có nghĩa là chúng thường có nhiều cách để chế biến với nhiều hương vị khác nhau. Thời điểm thích hợp để thưởng thức món ăn này là vào cuối tháng 9 và giữa tháng 11, và mẹo để chọn những con cá béo tốt chính là xem kích cỡ của chúng, nếu độ dài ở khoảng 15cm thì bạn sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà nhất từ loại cá này.
Có rất nhiều cách khác nhau để chế biến cũng như thưởng thức món cá mòi, ví dụ như cuốn chúng vào rau diếp và chấm cùng với tương tỏi ớt, hoặc đối ới người dân bản địa thì chúng sẽ được ăn theo kiểu trộn đều cùng rau củ quả và thêm chút gia vị cho thêm phần sắc màu. Nhưng cách tốt nhất vẫn là để cá mòi nguyên con, rải ít muối cho ngấm vào từng thớ thịt, và mang chúng đem nướng lên, như thế thì món ăn này sẽ được dọn ra ngay mà không cần phải trang trí nhiều.
Trái: cây hồng Hàn Quốc, phải: một loại đá bào với quả hồng đặc trưng
Quả hồng là loại trái cây chính vào mùa thu ở Hàn Quốc. Tuỳ vào cách thức chế biến mà chúng có nhiều tên gọi: hongsi dùng để chỉ những trái hồng có màu cam vàng hay đỏ cam, không có vị chát; gotgam chỉ hồng khô; còn bansi là hồng không hột. Những quả hồng tươi rói có thể hơi chát, nhưng dần dần, chúng sẽ chín và ngọt hơn, màu sắc cũng chuyển sang cam sậm. Quả hồng thường được ăn sống không qua chế biến. Ta có thể đông lạnh hongsi rồi cạo ra để ăn như ăn kem vậy. Sử dụng hồng như một loại mứt hay ăn kèm với salad cũng là một cách thưởng thức khá thú vị đối với loại quả này.