Liên hệ
Banner phải
CÔNG TY TNHH TMDV GIANG SƠN

ĐẶT HÀNG:

TEL: 0902 975 616

Email: maymacgiangson@gmail.com

Banner 3 bước

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • Sale 1 - 0902 975 616

    Yahoo Skype

  • Sale 2 - 0902 975 616

    Yahoo Skype

VIDEO

TIN TỨC >> Tin tức chuyên ngành

+ Tăng cường hiểu biết về các quy định đối với hàng dệt may

Sáng 27/11/2014, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Các yêu cầu cần tuân thủ đối với sản phẩm dệt may: Thực trạng và Giải pháp” nhằm giới thiệu, phân tích đánh giá, cập nhật thông tin về các yêu cầu chất lượng sản phẩm của các thị trường lớn mà ngành dệt may đang hướng đến. Đến dự và chỉ đạo có ông Lê Tiến Trường – Tổng Giám đốc Tập đoàn.

Tầm quan trọng của tính tuân thủ trong sản xuất dệt may

Trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA EU-Việt Nam, cơ hội phát triển cho ngành dệt may Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp dệt may phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong số đó là khi bán sản phẩm dệt may ra thị trường, các nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu và nhà cung ứng sản xuất phải đáp ứng các quy định pháp lý của quốc gia nhập khẩu như yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quản lý hóa chất, trách nhiệm xã hội, quản lý môi trường,...Ngoài ra tại một số thị trường còn phải đáp ứng các yêu cầu bổ sung như nhãn sinh thái, nhãn xanh, nhãn tiết kiệm tiết kiệm năng lượng...  
 

Trước nhu cầu thực tế, Bộ Công Thương cũng đã ra Thông tư: 32/2009/TT-BCT qui định về giới hạn cho phép đối với hàm lượng chất Formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cũng là một biện pháp để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất dệt may nội địa. Trên thực tế việc tuân thủ các quy định trên mới chỉ thực hiện khá đầy đủ cho hàng hóa nhập khẩu nhưng lại chưa thật sự nghiêm túc với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may để bán trong nước, điều này một phần do quy định về nhãn chưa cụ thể, nhưng quan trọng hơn là tính tuân thủ của các doanh nghiệp chưa cao. Điều này ảnh hưởng tới thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ hàng may mặc tại thị trường Việt Nam.
 


Tổng Giám đốc Lê Tiến Trường phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Tổng Giám đốc Lê Tiến Trường nhấn mạnh: Nếu doanh nghiệp dệt may của Việt Nam xác định làm FOB và ODM thì trách nhiệm đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, an toàn sản phẩm trước đây vốn thuộc về các nhà mua thì nay sẽ trở thành trách nhiệm của chính doanh nghiệp. Sự chủ quan, thiếu hiểu biết trong lĩnh vực này có thể gây ra rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp, thậm chí dẫn đến phá sản nếu đơn hàng lớn bị trả về do không đáp ứng được quy định của nước bạn. Với tính cấp thiết như vậy, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã và đang tổ chức nhiều chương trình mang tính cập nhật liên tục cho đại diện các đơn vị trực thuộc về những yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu. Qua những chương trình như vậy, Tập đoàn cũng mong muốn gắn kết chặt chẽ hơn nữa các Viện nghiên cứu với các doanh nghiệp, để  trong 5-10 năm tới, các Viện tập trung vào kiểm tra, kiểm định, hỗ trợ doanh nghiệp khi xuất khẩu tới các thị trường bạn không gặp phải các vấn đề về an toàn sản phẩm, hạn chế rủi ro và ổn định kinh tế.
 


Ông Nguyễn Văn Thông - Viện trưởng Viện Dệt May cập nhật các yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm dệt may

Nâng cấp hệ thống đánh giá sản phẩm dệt may

Với vai trò như vậy, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm dệt may với các yêu cầu tuân thủ của các quốc gia nhập khẩu và người mua là hoạt động không thể thiếu trong số các dịch vụ của chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu cũng như tại thị trường nội địa.

Theo ông Nguyễn Sỹ Phương, quyền Trưởng ban Kỹ thuật Công nghệ Tập đoàn, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt trên 20 tỷ USD trong khi chi phí dành cho kiểm nghiệm sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong nước ở mức 15 triệu USD, chiếm 0,075%. Như vậy tỷ trọng chi phí dành cho công tác kiểm nghiệm chất lượng trên tổng kim ngạch xuất khẩu là tương đối nhỏ, đặc biệt nếu so sánh với những thiệt hại có thể xảy ra khi doanh nghiệp gặp phải rắc rối do vi phạm quy định của các nước nhập khẩu.
 


Ông Nguyễn Sỹ Phương với bài thuyết trình "Giới thiệu năng lực thử nghiệm sản phẩm dệt may ở Việt Nam"

Hiện nay tại Việt Nam có không nhiều các trung tâm thử nghiệm chất lượng sản phẩm dệt may, trong đó có đến 90% là các trung tâm nước ngoài. Bởi vậy, trong thời gian tới Tập đoàn sẽ nâng cấp 2 Trung tâm thí nghiệm thuộc Viện Dệt May với trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng chi phí hợp lý để phục vụ nhu cầu thử nghiệm và đề nghị tư vấn của các doanh nghiệp trong và ngoài Tập đoàn. Song song với đó,Viện Dệt May cùng Ban Kỹ thuật Công nghệ của Tập đoàn cũng sẽ tăng cường công tác thông tin đến các doanh nghiệp những quy định mới nhất trên các phương tiện như website Tập đoàn, website của Viện và trên các tạp chí, chuyên san của Tập đoàn.

Bên cạnh các chương trình cập nhật thông tin, Tập đoàn sẽ có những chương trình hành động thiết thực và kịp thời để đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định về sản phẩm dệt may, đặc biệt trong bối cảnh dệt may Việt Nam đang và sẽ hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường thế giới. 

Theo kế hoạch, Hội thảo “Các yêu cầu cần tuân thủ đối với sản phẩm dệt may: Thực trạng và Giải pháp” sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/12/2014./.

VH

Thông tin chung

Về chúng tôi

Giới thiệu chung

Hình ảnh hoạt động

Thông tin tuyển dụng

Đối tác - khách hàng

Tin tức

Tin khuyến mãi & Ưu đãi

Tin tức chuyên ngành

Tin tức về Giang Sơn

Hỏi đáp

Tư vấn

Cách chọn size quần áo

Cách phân biệt các loại vải

Hướng dẫn sử dụng

Cách chọn Size giày

Chính sách bán hàng

Hướng dẫn mua hàng

Phương thức thanh toán

Chính sách vận chuyển

Thông tin khuyến mãi