Máy dập có thể được chia theo cấu tạo khung dập:
- Khung dập hình chữ C hay khung dập khe hở
- Khung dập kín hay khung dập hình chữ O
Khung dập chữ C thường được sử dụng cho máy dập công suất nhỏ. Ưu điểm là nhỏ gọn dễ di chuyển thuận tiện cho lắp đặt nhanh. Tuy nhiên ưu điểm này lại không bù đắp được cho khuyết điểm của nó là hình dạng khung dập khiến cho mỗi lần tác động lực lại làm lệch kết cấu máy. Với các máy loại mới hiện nay, nhiều dây chằng hoặc các biện pháp gia cố được sử dụng để đảm bảo sự vững chắc và chính xác của máy.
Hai loại trên còn có thể phân loại nhỏ hơn tùy theo máy dập một cột, hai cột hay sử dụng trụ cột hỗ trợ (Hình 5-7)
Hình 5-5. Hình mặt cắt của máy dập đã loại bỏ bộ giảm số (1) Khung (2) Van điều khiển. (3) Ly hợp và thắng/ (4) Bánh đà. (5) Ly hợp và thắng. (6) Trục lệch tâm. (7) Điều chỉnh trượt hành trình. (8) Điều chỉnh trượt. (9) Hãm an toàn khi quá tải. (10) Thanh trượt. (11) Kẹp khóa.
Hình 5-6. Hình mặt cắt của máy dập với bộ giảm số : (1) Khung. (2) Van điều chỉnh. (3) Ly hợp và thắng. (4) Bánh đà. (5) Ly hợp và thắng. (6) Bộ giảm tốc. (7) Trục lệch tâm. (8) Điều chỉnh trượt hành trình (9) Điều chỉnh trượt. (10) Hãm an toàn khi quá tải. (11) Thanh trượt. (12) Kẹp khóa
Hình 5-7. Các loại khung máy dập : (a) Hình chữ C một cột. (b) HÌnh chữ C hai cột. (c) Hình chữ O hai cột (d) Cột hỗ trợ hai cột
Ngoài ra tùy theo tỉ lệ chiều rộng và dài cũng như khoảng cách đứng, máy dập có thể được phân loại theo loại dọc hoặc ngang, loại nghiêng hay còn gọi loại xoay nghiêng được, và loại đế tùy chỉnh ( hình 5-8). Hình 5-9 đến 5-14 mô tả một các loại máy dập khác nhau. Hình 5-15 mô tả các loại dẫn động khác nhau.
Máy dập “cạnh thẳng” bao gồm một đế dập trên đó đỡ khuôn dậ, đỉnh dập, hai cột trụ và búa dập. Hai cột trụ liên kết với đế qua bulong chốt hoặc thanh giằng. Máy dập cạnh thẳng thường chắc chắn hơn máy dập khung hở. Thường thì chúng không bị chệch góc, và nếu khi tác động lực khiến máy bị chệch theo phương thẳng đứng thì nó cũng thường chệch một cách đối xứng. Vì lý do này máy dập cạnh-thẳng gây hư hại ít nhất đến sự thẳng góc của cú dập và khuôn.
Mặt khác, máy dập khung hở lại có một khuyết điểm gây ra bởi chính bản chất khung hở của chúng. Các máy này thường phải sử dụng thanh giằng để cố định máy khỏi bị lệch khi làm việc, tuy nhiên thường thì các thanh giằng xiết quá chặt dẫn đến máy đã phải chịu tải lớn bởi chính thanh giằng dẫn đến búa và khuôn dập bị lệch gây hư hại cho máy. Cơ chế truyền động cũng có thể dùng để phân loại các loại máy dập. Hình 5-17 mô tả hệ truyền động đơn điểm, tại đó thanh nối giữa búa dập và trục truyền động chỉ có một, hệ hai điểm thì búa dập được nối với trục qua hai điểm và hệ bốn điểm thì có bốn điểm nối. Thường thì hệ truyền động được đặt phía trên của máy, nhưng cũng có một vài trường hợp hệ truyền động được đặt phía dưới máy.
Hình 5-8. Các loại máy dập theo phương ngang : (a) loại có thể xoay nghiêng (b) loại nghiêng. (c) Loại thẳng đứng. (d) Loại nằm ngang.
Hotline