Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có quy định về kinh doanh dịch vụ cầm đồ cụ thể như sau:
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là việc “cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố. Như vậy bản chất của dịch vụ cầm đồ là dịch vụ cho vay áp dụng biện pháp cầm cố tài sản hay còn gọi là cầm đồ để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ.
+ Cầm đồ mục đích là để vay tiền, theo đó bên nhận cầm đồ sẽ cho bên cầm đồ một số tiền nhận định. Còn bên cầm đồ phải mang tài sản hợp pháp của mình để cầm cố, đảm bảo cho nghĩa vụ trả tiền.
Ví dụ: A mang tài sản là xe máy-đứng tên A đến hiệu cầm đồ B để vay số tiền 10 triệu đồng.
+ Để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, bên nhận cầm đồ phải tuân thủ các điều kiện về ngành nghề kinh doanh và điều kiện liên quan đến an ninh trật, tự khi kinh doanh dịch vụ này theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Bên nhận cầm đồ sẽ trả lại tài sản cho bên cầm đồ, sau khi bên cầm đồ hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đã giao kết. Nếu như hết hạn hợp đồng, mà bên cầm đồ vẫn không thanh toán và trả tiền, thì bên nhận cầm đồ có quyền xử lý tài sản cầm cố theo quy định.
+ Số tiền vay khi cầm đồ, do hai bên tự thỏa thuận cũng như thời hạn trả tiền. Tuy nhiên trong thời gian nhận cầm đồ, tài sản đó vẫn thuộc sở hữu của người cầm đồ và bên nhận cầm đồ không định đoạt và sử dụng nếu đang trong thời hạn theo hợp đồng mà hai bên đã giao kết.
Hiện nay, rất nhiều cá nhân có nhu cầu vay tiền thông qua dịch vụ cầm đồ, nhưng chưa nắm nắm rõ thông tin và những quy định pháp luật về cầm đồ, dẫn đến những rủi ro khi vay.
Một trong những văn bản đầu tiên đề cập việc “cầm đồ” vàng, bạc, đá quý là Thông tư số 75-NH/TT ngày 05/6/1989 của Ngân hàng Nhà nước
Trước đây, dịch vụ cầm đồ của ngân hàng thương mại được coi là một dịch vụ cho vay riêng, thậm chí phải có giấy phép riêng1, nhưng đến nay thì cũng chỉ là một hoạt động cho vay có tài sản cầm cố nói chung. Theo đó, hệ thống tài khoản kê toán ngân hàng trước đây đã quy định, tài khoản số 994 hạch toán “tài sản thế chấp, cầm đồ của khách hàng” (dùng để phản ảnh các tài sản thế chấp, cầm đồ của các tổ chức, cá nhân vay vốn tổ chức tín dụng theo chế độ cho vay quy định) và đến tận năm 2014 mới sửa từ “cầm đồ” thành “cầm cố”.
Cả hai Bộ luật Dân sự năm 1995 và 2005 đều quy định, việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo các quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật Dân sự và cốc văn bản pháp luật khác về hoạt động của cửa hàng cầm đồ. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã không còn quy định nào về việc này, vì quan điểm cho rằng, đó chỉ đơn thuần là một hoạt động cho vay cầm cố tài sản và đã được xác định rõ là một ngành, nghề “kinh doanh dịch vụ cầm đồ” trong Luật Đầu tư năm 2020.
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong số 227 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, do Công an cấp huyện quản lý và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Dịch vụ cầm đồ có thể do các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh thực hiện.
Thực chất dịch vụ cầm đồ là một hoạt động cho vay. Trong khi đó, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định, cho vay là một hoạt động cấp tín dụng và là một hoạt động ngân hàng; đồng thời “nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỷ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán”. Như vậy, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã thiêu sót khi không loại trừ dịch vụ cầm đồ là một hoạt động cho vay chuyên nghiệp nhưng không phải do tổ chức tín dụng thực hiện.
Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản pháp quy thường chỉ gọi là “dịch vụ cầm đồ”, mà không gọi là dịch vụ cho vay. Ngược lại với hoạt động cho vay của ngân hàng, là một loại hình dịch vụ, nhưng lại thường chỉ gọi là cho vay, mà không kèm theo từ dịch vụ.
Do pháp luật chỉ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ, mà không còn quy định cụ thể về nội dung hoạt động dịch vụ cầm đồ, nên việc cho vay cầm đồ chỉ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản. Còn việc bảo đảm tiền vay bằng cầm đồ thì được thực hiện theo các quy định về cầm cố tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, một số cửa hàng cầm đồ cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng nhà đất hay bất động sản khác là không đúng quy định của pháp luật.
Năm 1995, pháp luật đã từng quy định, mức tiền vay cầm đồ không quá 65% giá trị tài sản cầm cố, trừ chứng từ có giá, vàng, đá quý thì có thể vay đến 80% giá trị hoặc cao hơn; lãi suất và phí cầm đồ không quá 4,2% tháng (50,4%/năm); trường hợp vay dưối 15 ngày thì không quá 0,3%/ngày (109,5%/năm) và việc phát mại tài sản cầm cố được thực hiện theo phương thức đấu giá công khai1. Khỉ đó, lãi suất cho vay ngắn hạn cao nhất kể từ ngày 01/01/1996 đối với các tổ chức tín dụng là 1,75%/tháng (21%/năm); riêng đối với quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tại địa bàn nông thôn là 2,5%/tháng (30%/năm). Như vậy là lãi suất cầm đồ được phép cao hơn khoảng 2-3 lần so với lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.
Năm 1999, pháp luật đã từng quy định mức tiền cho vay cầm đồ không quá 80% giá trị của hàng hoá, tài sản cầm đồ; lãi suất vay (bao gồm cả chi phí bảo quản, cất giữ hàng hoá, tài sản cầm đồ) không quá 3%/tháng (36%/năm); trường hợp cho vay dưới 10 ngày thì không quá 0,3%/ngày (109,5%/năm) và việc bán hàng hoá, tài sản cầm đồ có giá trị từ trên 500.000 đồng phải thực hiện bằng hình thức bán đấu giá công khai1.
Từ năm 2011 đến hết năm 2016, lãi suất cho vay cầm đồ không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố (tức là không quá 13,5%/năm). Từ năm 2017 trở đi, lãi suất cho vay cầm đồ không quá 20%/năm. Nếu cho vay vượt quá mức lãi suất 13,5% hoặc 20%/năm thì có thể bị phạt từ 5 - 15 triệu đồng.
Trong khi đó, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng từ năm 2011 đến nay hoàn toàn theo thỏa thuận, không bị giởi hạn1, kể cả trường hợp vượt 100%/năm (quá 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015) tức là mức lãi suất phạm tội cho vay lãi nặng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây
+ Đối với nguời Việt Nam: đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.