Để khỏe mạnh, tất cả chúng ta đều cần có nguồn dinh dưỡng đầy đủ. Trong đó, việc bổ sung DHA omega-3 là rất cần thiết cho sức khỏe. Khi mang thai cũng như đến lúc cho con bú, nhu cầu DHA omega-3 thậm chí còn tăng cao. DHA omega-3 là một thành phần quan trọng để hình thành não, mắt và hệ thần kinh của thai nhi. DHA giúp tránh được một số biến chứng trong thai kỳ. Sau khi sinh, DHA omega-3 hỗ trợ phát triển trí não và chức năng miễn dịch. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ tâm trạng sau sinh của các bà mẹ. Cùng đọc và tìm hiểu thêm về nhu cầu bổ sung DHA cho bà bầu.
1. DHA là gì?
DHA (Axit docosahexaenoic) là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ. Nó cũng liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của tim, thị lực và giảm phản ứng viêm.
DHA được cơ thể sản xuất tự nhiên với số lượng nhỏ. Nhưng để đạt được số lượng đầy đủ, nó cần được bổ sung thông qua các nguồn thực phẩm. DHA cũng có ở dạng viên sẵn như là chất bổ sung (ví dụ: viên dầu cá). Axit béo omega-3 chuỗi dài được tìm thấy trong màng tế bào trên khắp cơ thể. Chúng giúp truyền thông điệp giữa các dây thần kinh.
2. Vai trò của bổ sung DHA cho bà bầu và bé
Vai trò của DHA trong sự phát triển của thai nhi và ngăn ngừa một số biến chứng thai kỳ như sau.
2.1. DHA tham gia cấu trúc nên các thành phần cơ thể khỏe mạnh
Omega-3 DHA là một axit béo không bão hòa đa chuỗi dài (PUFA). DHA rất quan trọng để xây dựng màng tế bào linh hoạt. Nó giúp đáp ứng và tạo điều kiện cho các phản ứng miễn dịch trong cơ thể.
Trong quá trình phát triển của thai nhi, DHA tích lũy trong mô: não, mắt, gan, mỡ và cơ xương. Khi trẻ sinh ra đời, DHA giúp trẻ có thị lực, trí tuệ và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Theo thống kê, các bà mẹ có lượng DHA cao khi mang thai có tỉ lệ sinh non ít hơn (< 34 tuần). Trẻ sinh ra từ những bà mẹ này thường có cân nặng khi sinh cao hơn, phát triển nhận thức tốt.
Lợi ích của DHA khi mang thai không chỉ giới hạn ở não bộ và nhãn cầu. DHA cũng có thể ảnh hưởng đến thành phần cơ thể khác ở trẻ và nguy cơ dị ứng.
2.2. DHA và béo phì ở trẻ em
Hầu như các bậc cha mẹ đều thích con mình trông mũm mĩm đáng yêu. Nhưng đến một lúc nào đó, chúng sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về trao đổi chất. Các bệnh lý như: tiểu đường, gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện trước khi chúng trưởng thành.
Mức độ cao của DHA trong khi mang thai và cho con bú có tương quan với tỉ lệ mỡ ở trẻ em thấp hơn. BMI thấp hơn và khối lượng cơ của trẻ cũng lớn hơn. Tuy nhiên, những kết quả về vai trò của DHA trong bệnh béo phì ở trẻ em vẫn chưa rõ ràng.
Một nghiên cứu đã kiểm tra những đứa trẻ sinh ra từ mẹ tiêu thụ 10 ml dầu gan cá tuyết (~800 mg DHA) mỗi ngày trong khi mang thai và trong ba tháng sau khi sinh cho con bú. Đến bảy tuổi, những đứa trẻ có khả năng nhận thức cao hơn. Nhưng BMI của chúng không khác biệt đáng kể so với những đứa trẻ có mẹ không dùng thêm DHA.
Vì vậy, vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về tác dụng của DHA đối với BMI ở trẻ em.
2.3. DHA và dị ứng
Việc bổ sung thêm DHA khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề miễn dịch ở trẻ em.
Hiện tại, vai trò của DHA trong việc cải thiện nguy cơ béo phì và dị ứng vẫn đang được nghiên cứu. Có nhiều kết quả đầy hứa hẹn về việc bổ sung DHA có thể giúp giảm thiểu những rủi ro này.
Thai nhi phát triển sẽ tích lũy DHA trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng cuối.
Trung bình từ tuần 35 đến 40, thai nhi tăng thêm 45% trọng lượng so với cùng kỳ. DHA tích lũy tới mức 840%. Từ tuần 35 đến tuần 40, DHA ước tính sẽ tích lũy: 450% ở xương cơ, 570% trong não, 680% ở gan, 840% trong mô mỡ.
Khi thai nhi tăng cường hấp thụ DHA, cùng lúc đó DHA sẽ bị mất khỏi người mẹ. Nếu mẹ đã có tình trạng DHA thấp thì nhu cầu tăng vào các tháng cuối này khiến bé có nguy cơ bị thiếu hụt DHA. Do đó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
DHA của mẹ thấp khi sinh có liên quan đến tăng nguy cơ rối loạn tâm trạng sau sinh. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những bà mẹ cho con bú. Vì thiếu hụt DHA sẽ dẫn đến giảm DHA trong sữa. Các bà mẹ tiêu thụ nhiều DHA chỉ trong vài tuần cuối của thai kỳ sẽ sinh em bé có nồng độ DHA cao hơn đáng kể. Điều này có nghĩa là không bao giờ quá muộn để gia tăng lượng DHA của bạn.
2.5. DHA và trẻ sinh non
3 tháng cuối thai kỳ đối với sự tích lũy DHA ở thai nhi là rất quan trọng. Nhiều mẹ tự hỏi vậy với trẻ sinh non thì như thế nào? Trẻ sinh non phải bỏ lỡ giai đoạn gia tăng DHA vào các tháng cuối. Tuy nhiên, DHA có thể được bổ sung thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức chứa DHA. Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng: trẻ sinh non, bao gồm cả những trẻ sinh trước 28 tuần, đều có thể bổ sung DHA ngay trong thời gian nằm viện. Điều này giúp giảm nguy cơ chậm phát triển, cải thiện thành phần cơ thể và thị giác.
3. Cần bổ sung DHA cho bà bầu lượng thế nào?
Phụ nữ mang thai nên uống bổ sung hằng ngày tối thiểu 300 mg DHA.
ISSFAL (Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu axit béo và chất béo) đã thiết lập biểu đồ liều lượng tối thiểu được khuyến nghị sau đây:
4. Cách để bổ sung DHA cho bà bầu?
Cơ thể không thể sản xuất DHA một cách hiệu quả. Do đó, việc tích lũy thông qua chế độ ăn uống là rất quan trọng. Chế độ ăn của mẹ có tác động đáng kể đến việc thai nhi có thể tích lũy bao nhiêu DHA và trẻ vừa sinh có lượng DHA như thế nào. Phụ nữ mang thai nên ăn cá, bổ sung dầu cá hoặc tảo, trứng, sữa.
4.1. Cá
Cá chứa lượng calo thấp, ít chất béo, giàu protein, vitamin D và omega-3. Đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển của thai nhi và bà mẹ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên bạn nên ăn từ 8 đến 12 g mỗi tuần nhiều loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp.
Các lựa chọn an toàn như cá hồi và cá trích có thể được sử dụng 2 – 3 lần mỗi tuần. Chúng không chỉ có hàm lượng thủy ngân thấp mà còn có hàm lượng omega-3 cao. Cá được chứng minh là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của bé. Cá ngừ trắng hoặc cá ngừ vây dài đóng hộp cũng là một nguồn cung cấp DHA rất tốt. Nhưng chỉ nên ăn một lần mỗi tuần do hàm lượng thủy ngân cao hơn một chút.
Nhiều loài cá là nguồn cung cấp DHA tuyệt vời. Tuy nhiên, FDA khuyên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tránh xa các loài cá có thủy ngân cao như: cá kiếm, cá mập, cá thu vua và cá ngói. Chúng gây bất lợi cho sự phát triển trí não, thị giác, nhận thức và kỹ năng vận động của bé.
4.2. Bổ sung DHA bằng tảo
Nếu mẹ bầu là người thích ăn chay và không thích vị tanh của cá, tảo chính là một giải pháp tuyệt vời để cung cấp omega-3 cho bạn. Trước đây người ta cho rằng cá chứa dầu được cho là cách duy nhất để cung cấp đủ lượng DHA và EPA (một loại omega-3 tương tự như DHA). Các loại cá tự nhiên có khả năng sản xuất hàm lượng omega-3 cao vì chế độ ăn giàu tảo.
Trong những năm gần đây, DHA đã thu được thành công từ tảo. Điều này đã mở ra cơ hội mới cho việc tạo các viên chất bổ sung omega-3 thuần chay.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: viên nang DHA dầu tảo và cá hồi nấu chín dường như tương đương trong việc cung cấp DHA cho huyết tương và hồng cầu. Một đánh giá khoa học năm 2014 tương tự cho thấy dầu tảo đóng vai trò là nguồn thay thế hiệu quả của DHA.
Dầu tảo cũng là một lựa chọn an toàn khi nói đến việc bảo vệ môi trường. Việc đánh bắt quá mức các loài cá gây ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi thức ăn đại dương. Điều này làm tăng sự mất an toàn thực phẩm toàn cầu và phá hủy các rạn san hô. Bổ sung DHA bằng tảo, thường được thu hoạch từ ao, là sự lựa chọn bền vững hơn. Thêm vào đó, tảo không chứa bất kỳ kim loại nặng hoặc độc tố nào. Do đó, nó không có nguy cơ nhiễm độc từ đại dương.
4.3. Viên bổ sung dầu cá
Khi lựa chọn viên bổ sung dầu cá, bạn nên chọn một loại cung cấp ít nhất 200 mg DHA mỗi khẩu phần. Mục đích để đảm bảo rằng cả mẹ và bé đều được hỗ trợ đúng cách. Sử dụng tới 1000 mg DHA mỗi ngày đã được chứng minh là an toàn. Các nghiên cứu về viên bổ sung dầu cá đã chỉ ra rằng: Chúng có thể mang lại lợi ích phát triển thần kinh ở trẻ em, khi phụ nữ mang thai hoặc cho con bú dùng trước và trong khi mang thai.
Cá có thể tích tụ độc tố môi trường như thủy ngân trong suốt vòng đời của nó. Những chất độc này hầu như có thể được loại bỏ trong quá trình sản xuất và chế biến dầu cá. Khi sử dụng dầu cá, bạn nên yêu cầu giấy kiểm định chất lương. Đây là một cách để đảm bảo rằng dầu cá bạn sử dụng là tinh khiết và an toàn.
4.4. Trứng
Trứng cung cấp protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Một số loại trứng có thể bổ sung hai loại axit béo khác nhau DHA và ALA.
Gà mái được nuôi với chế độ ăn có hạt lanh chứa một lượng lớn ALA. Khi gà mái tiêu hóa hạt lanh, một số ALA bị phân hủy thành DHA. Cả hai axit béo chuyển vào lòng đỏ.
Một số công ty thêm dầu cá vào thức ăn cho gà để tăng thêm hàm lượng DHA trong trứng. Hãy chắc chắn rằng mẹ bầu phải ăn toàn bộ trứng vì tất cả các omega-3 đều có trong lòng đỏ.
4.5. Sữa tăng cường DHA
Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ ba cốc sữa mỗi ngày. Chế độ này giúp cung cấp đủ canxi, protein và vitamin D, đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
DHA là chất giúp bổ sung canxi cho xương. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng sữa tăng cường DHA để cung cấp đủ hai dưỡng chất này. Lượng DHA, canxi và vitamin D ở bé hoàn toàn dựa trên những gì chúng nhận được. Người mẹ có đủ các chất dinh dưỡng này khi mang thai là rất cần thiết cho sức khỏe trẻ sơ sinh.
5. An toàn của việc bổ sung DHA cho bà bầu
Mối quan tâm hàng đầu với việc tăng lượng bổ sung DHA cho bà bầu là: Liệu có an toàn cho thai nhi hay không.
Câu trả lời là: Việc bổ sung DHA khi mang thai rất an toàn.
Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất cứ chất dinh dưỡng nào vào chế độ chăm sóc hằng ngày.
Giờ chúng ta đã hiểu vì sao và làm cách nào để bổ sung DHA cho bà bầu. Việc đảm bảo lượng DHA đầy đủ để mẹ và bé khỏe mạnh là vô cùng quan trọng. Hãy bắt đầu bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu lượng DHA cần thiết. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện việc bổ sung DHA.
99/6 Nơ Trang Long, Phường 14, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam
0914 999 999
green.jsc@gmail.com
www.greenpharma.com.vn
Hotline
Hotline