TÌM HIỂU VỀ GIA CÔNG SAU IN VÀ CÁC CÔNG ĐOẠN GIA CÔNG IN ẤN
Sau khi in ấn sản phẩm catalogue, tờ rơi, brochure, túi giấy, hộp giấy bao bì … ngoài thiết kế đẹp, in màu chuẩn, hình ảnh sắc nét thì còn phải trải qua một số công đoạn gia công sau in để hoàn thiện sản phẩm. Với sự phát triển của ngành in kỹ thuật số, in offse hiện nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp gia công sau in, tạo nên đa dạng các loại thành phẩm, đáp ứng các nhu cầu khắt khe của khách hàng. Các công đoạn ấy bao gồm:
1.Cắt xén giấy:
Đảm bảo chính xác kích thước của bản in là một công đoạn quan trọng trong in ấn. Người vận hành phải chắc chắn rằng sản phẩm phải đúng kích thước hoặc tách rời nhiều sản phẩm trên một tờ in. Chính vì vậy, sản phẩm khi thiết kế cần tính đến khoảng chừa xén thích hợp, thông thường là 3-5mm. Thiết bị sử dụng cho công đoạn này chính là máy xén giấy.
2.Cán màng:
Cán màng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong in ấn. Một lớp màng nhựa (PE, PP) được cán hoặc ép lên bề mặt tờ in khoảng 1 hoặc 2 mặt.Phương pháp cán màng bóng và cán màng mờ giúp các sản phẩm in tăng khả năng giữ màu tốt, độ bền cho chữ in, chống ẩm, và không thấm nước bề mặt. Chính vì vậy, cán màng sẽ giúp tăng thêm giá trị các sản phẩm như: brochure, name card, bìa sách, nhãn hàng, hộp giấy, leaflet. Một lưu ý khi sản phẩm có cán màng là màu sắc sau khi cán sẽ đậm và tối hơn, do đó khi thiết kế cần canh màu để sản phẩm ra màu mong muốn.
3. Cán gân:
Tờ in sau khi đi qua máy cán gân với bộ phận chính là 2 trục kim loại và một trục có tạo vân trên bề mặt sẽ ép lên bề mặt tờ in, sau đó chúng làm biến dạng và tạo ra các hoa văn. Bạn có thể kết hợp cán màng và cán gân để tạo được hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm. Những hiệu ứng này thường thấy sử dụng khi in bìa tập học trò, các bìa sách , namecard hoặc thiệp mừng.
4.Ép nhũ vàng/nhũ bạc ( ép kim) :
Ép nhũ/ ép kim là hình thức người thợ cần 1 khuôn kim bằng kim loại có hình ảnh, chữ để trang trí trên bề mặt sản phẩm in bằng phương pháp dán ép lên bề mặt tờ in những hình ảnh, chữ bằng chất liệu nhũ vàng, bạc hoặc các màu nhũ khác theo khách hàng yêu cầu.Thường được sử dụng trong in thiệp cưới, in thiệp sinh nhật, name card…
5.Cấn gân và bế răng cưa
Sản phẩm in ấn sau khi qua máy cấn gân sẽ tạo nên các đường gân trên bề mặt. Trong in ấn, khách hàng thường hay kết hợp cán màng rồi đến cấn gân để tạo ra các đường cấn gấp đặc biệt không gây bể mực cho sản phẩm như catalogue, bìa sách hoặc thiệp mừng. Ngoài ra, bế răng cưa còn được ứng dụng rộng rãi trong gia công các loại vé, voucher,….
6.Đánh số nhảy :
Phương pháp này thường được dùng trong in ấn các loại biên lai, hóa đơn, phiếu bảo hành, khuyến mãi,…. Loại dấu nhảy số tự động được thiết kế khá khó nên rất cần sự khéo léo, tỉ mỉ để phù hợp với việc đóng số đơn hàng, hồ sơ không gặp trục trặc, sai sót. Hơn nữa, nếu như khách hàng muốn đóng dấu cho cả ngàn, chục ngàn hồ sơ thì việc đóng dấu số nhảy bằng tay là không khả thi vì chúng tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức mà chất lượng lại không đảm bảo 100%.
7. Đóng ghim :
Đây là quy cách được thường xuyên sử dụng nhất trong lĩnh vực in ấn. Bấm hai hoặc ba ghim giữa cuốn Catalogue để cố định bản in, bấm ghim biên để đóng sách,…
8.Đục lỗ
Chúng ta có thể nhận thấy xung quanh có rất nhiều các sản phẩm có đục lỗ ví dụ như: các tài liệu đặt trong bìa còng, túi giấy, hay thẻ treo quần áo, …
9.Tráng phủ:
Tráng phủ là phương pháp tạo một lớp vecni lên bề mặt sản phẩm in nhằm tạo độ bóng và bảo vệ sản phẩm khỏi tác động bên ngoài.Tráng phủ là phủ lên bề mặt tờ in một lớp vecni nhằm tạo độ bóng và bảo vệ bề mặt tờ in tránh bị trầy xước. Có các loại tráng phủ sau:
- Phủ lắc: là sử dụng mực lắc trong, thực hiện trên máy offset thông thường.
- Phủ UV: dùng vecni UV để thực hiện trên máy tráng phủ UV, máy in offset có đơn vị tráng phủ UV hoặc có thể kéo lụa. Vecni UV có thể tạo được nhiều hiệu ứng rất tuyệt vời như: bóng, bề mặt cát, nổi,... Phủ UV có 2 kiểu là phủ UV toàn phần (tráng phủ toàn bộ bề mặt tờ in) và phủ UV từng phần (chỉ tráng phủ lên những chi tiết cần thiết).
10.Dập chìm, dập nổi:
Ép chìm nổi là phương pháp tạo ra hình ảnh nổi hoặc chìm trên bề mặt sản phẩm in thông qua một hệ thống khuôn âm – dương. Đây là phương pháp dùng cho in catalog, in kẹp file, in hộp giấy, namecard cao cấp...
11. Gấp, dán:
Gấp dán là một công đoạn khi in sách báo, in catalogue, tờ gấp, hộp.... Các loại giấy dày cần phải cấn tạo vạch gấp trước khi gấp thủ công bằng tay, sau đó dán thành phẩm tùy theo loại thành phẩm. Ngoài ra, các loại sách hoặc tạp chí do số lượng lớn nên thường sử dụng máy gấp, dán để tiết kiệm chi phí nhân công , thời gian hoàn thành nhanh chóng.
12. Bắt cuốn
Là công đoạn tập hợp các tay sách lại thành ruột sách, nếu số lượng ít thì dùng tay, còn số lượng nhiều thì nên dùng máy bắt cuốn thông dụng.
158/28/17 Phạm Văn Chiêu,Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Xưởng sản xuất: Số 10 Đường Nhị Bình, Xã Nhị Bình, Huyện Hóc Môn, TP. HCM
(+84-8) 625 77 602 - 0987 584 017
gialong.vn@vietnamexhibition.vn
www.vietnamexhibition.vn
Hotline