Lào Cai: Khẩn trương tiến hành phòng sâu xanh ăn lá bồ đề Bảo Yên

Farmers secret

Lào Cai: Khẩn trương tiến hành phòng sâu xanh ăn lá bồ đề Bảo Yên

Đặc biệt như sâu xanh ăn lá bồ đề đang gây hại có chiều hướng gia tăng và lan rộng tại những cánh rừng bồ đề trên địa bàn xã Bảo Hà, Kim Sơn, huyện Bảo Yên (Lào Cai), làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây bồ đề từ 2-6 năm tuổi, cây gỗ cao từ 4-7 mét, đường kính từ 8-20cm, bị sâu xanh ăn không còn chiếc lá nào, phơi thân và cành gỗ, mất khả năng quang hợp. Mật độ hại phổ biến trung bình 50 - 80 con/cây, cao 150 - 300 con/cây, cục bộ trên 500 con/cây. Diện tích nhiễm 67 ha, trong đó 47 ha nhiễm nặng, 6 ha nhiễm trung bình, 14 nhiễm ha nhẹ. Phân bố tại các xã Bảo Hà 44 ha, Kim Sơn 22,5 ha, Tân Dương 0,5 ha và hại  rải rác ở các xã, trị trấn trên địa bàn huyện.

Diện tích rừng bồ đề bị sâu xanh ăn trụi lá tại xã Bảo Hà

 

Ngay sau khi phát hiện sâu xanh ăn lá bồ đề, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Yên đã phối hợp với Phòng nông nghiệp & PTN, Hạt Kiểm lâm, Khuyến nông viên, Kiểm lâm địa bàn xã Bảo Hà, Kim Sơn đi kiểm tra, tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân các biện pháp phòng trừ, hiệu quả. Ngoài ra Trung tâm còn tổ chức điều tra, dự tính dự báo, ra thông báo hàng kỳ, hàng tháng hướng dẫn các biện pháp phòng trừ.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã làm công văn số 152/TTDVNN-KT, ngày 17 tháng 9 năm 2020 chỉ đạo UBND các xã, thị trấn khẩn trương rà soát diện tích bị nhiễm sâu xanh ăn lá bồ đề, phun phòng trừ kịp thời, hạn chế bùng phát lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên vẫn còn một số chủ rừng chưa quan tâm và do đồi xa, địa hình phức tạp, cây bồ đề cao, sâu lại ăn lá bắt đầu từ ngọn, khó khăn trong công tác phòng trừ nên hiệu quả còn thấp. Đến nay diện tích phun trừ ước đạt 50% diện tích nhiễm.

Đoàn kiểm tra diện tích rừng bị nhiễm sâu xanh ăn lá bồ đề

 

Để chủ động phòng trừ và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do sâu xanh ăn lá bồ đề gây ra, Trung tâm Dịch vụ nông huyện Bảo Yên khuyến cáo bà con nhân dân kiểm tra cây lâm nghiệp đặc biệt là cây bồ đề, phát hiện sâu bệnh hại sớm, khoanh vùng diện tích nhiễm, áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như sau:

* Biện pháp canh tác: Gieo trồng bồ đề đúng mật độ, tỉa, dặm, phát cành để cây có khoảng cách hợp lý, bón cân đối các loại phân bón để cây khỏe, tăng khả năng chống chịu với sâu hại.

* Biện pháp thủ công: Huy động chủ rừng tiến hành sử dụng bẫy đèn để bắt và tiêu diệt trưởng thành, thực hiện xới xáo quanh gốc cây (toàn bộ hình chiếu tán lá) để diệt nhộng nhằm hạn chế trưởng thành vũ hóa đồng thời bắt giết trưởng thành, diệt các ổ trứng, giết ổ sâu non mới nở.

* Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch có sẵn trong rừng bồ đề, đặc biệt là bảo vệ các loài chim ăn sâu để khống chế mật độ sâu hại.

* Biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các loại thuốc BVTV theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai, tạm thời sử dụng thuốc đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh như Victory 585EC, Wavotox 585EC, Neretox 95 WP,...

Với những diện tích rừng có địa hình thấp, nguồn nước thuận lợi, cây tuổi 1-2 (cây còn thấp): Sử dụng những loại thuốc hóa học có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh pha với nước dùng bình phun để phun phòng trừ như Victory 585EC, Wavotox 585EC,...  .

Với những diện tích rừng trên 3 năm tuổi, địa hình cao, không có nguồn nước: Sử dụng những loại thuốc có hoạt chất Nereistoxin  như: Neretox 95 WP liều lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột nhẹ (vôi bột) phun cho 1 ha; Dùng máy phun động cơ phun thuốc dạng bột phun theo từng băng rộng 10 - 15 m theo đường đồng mức từ trên xuống dưới.

Với những diện tích đồi, núi cao không thể áp dụng các biện pháp trên thì sau đợt sâu hại cần kiểm tra, bón bổ sung phân bón cho cây ra lá mới, phục hồi sinh trưởng, tỉa, dặm lại những cây bị chết để đảm bảo mật độ. Với những diện tích rừng sắp đến tuổi thu hoạch, nếu bị nhiễm nặng thì có thể thu hoạch sớm để tránh phải phun thuốc.

Dự kiến sâu non lứa 7 sẽ nở và gia tăng mật độ, gây hại mạnh rừng bồ đề từ khoảng 20/10/2020 trở đi, mức độ hại trung bình đến nặng nếu không được phòng trừ kịp thời, kết hợp với gặp thời tiết lạnh sau đó, làm cây khó phục hồi, chết từ phần ngọn cây xuống.

Thời gian tới Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Yên tiếp tăng cường các công tác điều tra phát hiện, chủ động cảnh báo sớm các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây lâm nghiệp, theo dõi chặt chẽ diễn biễn, khoanh vùng các diện tích bị hại, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thường xuyên thăm rừng trồng, phát hiện sâu bệnh hại sớm, phun phòng trừ kịp thời, hạn chế tới mức thấp nhất do sâu bệnh gây ra/.

Phạm Thị Hiền

Trung tâm DV nông nghiệp huyện Bảo Yên, Lào Cai

GOLDEN STORK CO.,LTD

Trụ sở chính: 23 Lô B, Đường Số 1, Phường Phú Thuận, Quận 7. TP. HCM

VPĐD: Villas KL 21, Khu Biệt Thự Kim Long, Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, TP. HCM

NMSX I: Lô B7, Đường Số 4, Khu Công Nghiệp Nghị Xuân, TP. HCM

NMSX II: Lô 5, Đường Số 1, KCN Gò Dầu, Phước Thái, Long Thành, ĐN

Hotline: 18006126 (Miễn phí)

Email: info@ccv.vn

Website thuộc Tập đoàn Con Cò Vàng Hi-Tech: 

Web giới thiệu về Tập đoàn: https://ccv.vn/

. Web mua phân bón trực tuyến: https://ccvstore.vn/

Send us a letter
Scan to download
QR
More information
Facebook Youtube Zalo Viber
Statistical access

img Guests is online: 87

img Number of visitors: 395231

Designed by vietwave

Hotline