Khai thác "mỏ vàng" du lịch nông nghiệp: Tiềm năng lớn nhưng vẫn thu lợi ít

CA 1 CA 2 CA 3
Video
Introduction - advertising

Farmers news

Khai thác "mỏ vàng" du lịch nông nghiệp: Tiềm năng lớn nhưng vẫn thu lợi ít

Du lịch nông nghiệp, nông thôn còn tự phát, nhỏ lẻ

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, hiện nay các mô hình HTX phát triển du lịch rất đa dạng, trong đó, có 2 dạng mô hình HTX du lịch nông nghiệp, nông thôn là: HTX sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch và HTX phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp nghỉ dưỡng (homestay).

Du lịch nông nghiệp, nông thôn:  Tiềm năng lớn nhưng thu lợi ít  - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm một khu du lịch cộng đồng ở TP.Cần Thơ ngày 10/12/2019. Ảnh: Nguyên Vỹ

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, ổn định và lâu dài và sự đồng bộ về mọi mặt, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch. Thời gian tới để tăng khả năng thu hút và phục vụ khách du lịch đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội từ hoạt động du lịch, việc đổi mới xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch có tính trải nghiệm và chất lượng cao là hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, ông Nam cho rằng, hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ở các trang trại, HTX thời gian qua chủ yếu mang tính tự phát, còn nhỏ lẻ và chưa được đầu tư đúng mức.

Tại báo cáo thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, HTX gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn của Bộ NNPTNT đưa ra con số, tính đến hết năm 2019, cả nước có 34.348 trang trại nông nghiệp; và dự kiến đến 31/12/2020 cả nước có 17.462 HTX nông nghiệp và 68 liên hiệp HTX nông nghiệp.

Mặc dù số lượng trang trại nông nghiệp và HTX nông nghiệp không ngừng tăng theo từng năm, tuy nhiên, Bộ NNPTNT cũng đưa ra con số đáng buồn là chỉ có từ 3 - 5% tổng số trang trại nông nghiệp của từng địa phương ngoài sản xuất nông nghiệp có kết hợp thêm các hoạt động du lịch nông nghiệp nông thôn và đa số các trang trại loại này không có hoạt động lưu trú khách du lịch qua đêm.

Về vấn đề này, Bộ NNPTNT chỉ ra nguyên nhân, đó là hoạt động du lịch trong các trang trại, HTX nông nghiệp chủ yếu phát triển tự phát, không có quy hoạch nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch. Bên cạnh đó, lao động làm việc trong các trang trại, HTX nông nghiệp không được đào tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng du lịch nông nghiệp.

Cùng với đó, là công tác quản lý nhà nước về trang trại, HTX gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được hoàn thiện.

Cũng theo đánh giá của Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL), bên cạnh mặt tích cực, phát triển loại hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả kinh tế - xã hội thấp, chưa tương xứng với thế mạnh của một đất nước nông nghiệp. Đơn cử, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn, được khai thác chủ yếu dựa trên tài nguyên tự nhiên nên còn nghèo nàn, đơn điệu, dễ trùng lặp tại các địa phương có chung điều kiện tự nhiên sinh thái. Phần lớn các sản phẩm du lịch nông thôn chưa được đầu tư theo chiều sâu với quy mô và chất lượng để có thể trở thành sản phẩm chủ đạo, có giá trị cốt lõi và khả năng cạnh tranh cao. Nhiều sản phẩm du lịch nông thôn chỉ mang tính chất bổ trợ, khả năng thu hút khách lưu trú thấp.

Du lịch là động lực tạo sinh kế cho nông dân

Hà Giang là địa phương có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Trong thời gian qua tỉnh này đã và đang khai thác nhiều loại hình du lịch như: Du lịch địa chất, cộng đồng, sinh thái, hang động, tâm linh, du lịch gắn với nông nghiệp và dược liệu... Trong đó, phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một trong những hướng đi mới của Hà Giang. Phát triển nông nghiệp, làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng trong thời gian qua đã được tỉnh quan tâm và đưa vào nghị quyết chuyên đề tại Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiện nay, sản phẩm du lịch nông nghiệp, làng nghề chủ yếu khai thác dưới mô hình du lịch cộng đồng phục vụ khách du lịch muốn tìm hiểu tham quan, khám phá, trải nghiệm.

Điển hình như tour tham quan mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, ngắm mùa hoa tam giác mạch, hoa đào, mận, lê là một trong những sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu của Hà Giang và được tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của các gia đình người dân tộc Mông, Dao, Lô Lô, Pà Thẻn...

Tỉnh Hòa Bình cũng được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu hút đầu tư được 290 cơ sở homestay, trong đó có 20 cơ sở homestay có sản phẩm OCOP từ 2-3 sao.

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Ngô Hoài Chung - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, việc định hướng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn với các sản phẩm du lịch cộng đồng, các trang trại nghỉ dưỡng nông thôn chất lượng cao… sẽ đem lại lợi ích đồng thời cho cả du lịch và nông nghiệp, góp phần phát triển nông thôn mới bền vững. 

 

-ST-

GOLDEN STORK CO.,LTD

Trụ sở chính: 23 Lô B, Đường Số 1, Phường Phú Thuận, Quận 7. TP. HCM

VPĐD: Villas KL 21, Khu Biệt Thự Kim Long, Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, TP. HCM

NMSX I: Lô B7, Đường Số 4, Khu Công Nghiệp Nghị Xuân, TP. HCM

NMSX II: Lô 5, Đường Số 1, KCN Gò Dầu, Phước Thái, Long Thành, ĐN

Hotline: 18006126 (Miễn phí)

Email: info@ccv.vn

Website thuộc Tập đoàn Con Cò Vàng Hi-Tech: 

Web giới thiệu về Tập đoàn: https://ccv.vn/

. Web mua phân bón trực tuyến: https://ccvstore.vn/

Send us a letter
Scan to download
QR
More information
Facebook Youtube Zalo Viber
Statistical access

img Guests is online: 68

img Number of visitors: 395433

Designed by vietwave

Hotline