Hướng dẫn bước đầu xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp

Kỹ thuật trồng trọt

Hướng dẫn bước đầu xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp

Từ giữa tháng 9 năm 2020 đến nay, bão, lũ xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Trung với quy mô rộng lớn, cường độ rất mạnh và gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đặc biệt nhiều vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp bởi sét, cát mịn, cát thôi, sỏi,… Để khôi phục sản xuất nông nghiệp, trang web xin giới thiệu những hướng dẫn bước đầu để xử lý các vùng đất bị vùi lấp như sau:

 

A. Đối với những vùng đất bị vùi lấp sâu bởi lớp sét mịn, tiếp đó là các lớp cát mịn xen kẽ tầng hữu cơ, sét...

Cải tạo để tiếp tục trồng cây trồng cạn ngắn ngày theo 4 bước sau:

Bước 1: Dọn vệ sinh bề mặt;

Bước2: San nhẹ tạo mặt bằng canh tác;

Bước 3: Cầy sâu (> 30 cm) để đảo lộn tầng sét, cát mịn và hữu cơ; khử độc và cải tạo đất bằng vồi bột + lân + phân chuồng hoặc vật liệu hữu cơ đã hoai mục;

Bước 4: Trồng các cây ngắn ngày, sinh trưởng khoẻ và lượng sinh khối cao như ngô, khoai lang, lạc để ổn định dần tầng canh tác. Có thể bổ sung đất màu, đắp thành mồ để trồng cây ăn củ như sắn dây, cây ăn quả xen với cây ngắn ngày.

B. Đối với những vùng đất bị vùi lấp bởi lớp cát mịn

Cần phân loại để để tiếp tục trồng lúa hoặc chuyển sang trồng cạn.

a) Trường hợp lớp cát vùi lấp có độ sâu dưới 20cm: có thể cày vùi cát, san phẳng, sau đó tiếp tục cày, bừa kỹ đất để trồng lúa nước.

b) Trường hợp lớp cát vùi lấp có độ sâu 20 - 50cm, địa hình trũng, không thể chuyển sang trồng cây trồng cạn: cần cải tạo để tiếp tục cải tạo để trồng lúa nước:

Bước 1: Thu gom và chuyển lớp cát mịn ra khỏi ruộng;

Bước 2: Cày lật đất, kết hợp khử độc và cải tạo đất bằng vôi bột + lân + phân chuồng hoặc vật liệu hữu cơ đã hoai mục;

Bước 3: Canh tác lúa và áp dụng chế độ chăm sóc theo quy trình.

c) Trường hợp lớp cát vùi lấp sâu > 50cm, cần cải tạo để chuyển sang trồng cây trồng cạn

Bước 1: Dọn vệ sinh bề mặt;

Bước 2: Cầy sâu (> 30 cm), kết hợp khử độc và cải tạo đất bằng vôi bột + lân + phân chuồng hoặc vật liệu hữu cơ đã hoai mục;

Bước 3: Trồng các loại cây sinh trưởng khoẻ, che phủ nhanh để ổn định và cải tạo tầng đất mặt như ngô sinh khối hoặc khoai lang xen với lạc; cỏ voi hoặc măng tây. Có thể bổ sung đất màu, đắp thành mô để trổng cây ăn củ như sắn dây, cây ăn quả xen với cây ngắn ngày.

Lớp đất mặt bị vùi lấp bởi cát mịn tại xã Triệu Nguyên, huyện huyện Đăk Rông, tỉnh Quảng Trị

 

C. Đối với những vùng đất bị vùi lấp bởi lớp sét

Có thể sử dụng theo các hướng sau:

a) Với những khu đát trồng lúa, vùi lấp nông <20cm:

Bước 1: Cải tạo mặt bằng, thiết kế đồng ruộng, cày sâu đảo đất;

Bước2: Khử độc và cải tạo đất bằng vôi bột + lân + phân chuồng hoặc vật liệu hữu cơ đã hoai mục;

Bước 3: cày bừa kỹ đất lần 2 và trồng lúa (nên áp dụng hình thức gieo thẳng)

b) Với những khu đất trồng cây trồng cạn, vùi lấp sâu: cần có giải pháp cải tạo, xúc bỏ lớp đất bị vùi lấp hoặc bổ sung đất màu, đắp ụ để trồng cây có bộ rễ khoẻ như sắn dây, măng xen với cây hằng năm như cỏ voi, khoai lang theo các quy trình cải tạo trên.

Khu đất bãi ven sông bị vùi lấp bởi lớp đất sét ở xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

 

D. Đối với những vùng đất bị vùi lấp bởi lớp cát thô và sỏi sạn

Chỉ có thể canh tác lại khi bóc bỏ được lớp cát sỏi vùi lấp.

Khu đất bị lấp bởi lớp cát thô và sỏi sạn tại xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

 

TTKNQG – Viện KHNNVN

CÔNG TY CON CÒ VÀNG

Trụ sở chính: 23 Lô B, Đường Số 1, Phường Phú Thuận, Quận 7. TP. HCM

VPĐD: Villas KL 21, Khu Biệt Thự Kim Long, Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, TP. HCM

NMSX I: Lô B7, Đường Số 4, Khu Công Nghiệp Nghị Xuân, TP. HCM

NMSX II: Lô 5, Đường Số 1, KCN Gò Dầu, Phước Thái, Long Thành, ĐN

Hotline: 18006126 (Miễn phí)

Email:  info@ccv.vn

Website thuộc Tập đoàn Con Cò Vàng Hi-Tech: 

. Web giới thiệu về Tập đoàn: https://ccv.vn/

. Web mua phân bón trực tuyến: https://ccvstore.vn/

Gửi thư cho chúng tôi
Quét để tải
QR
Tìm hiểu thêm
Facebook Youtube Zalo Viber
Thống kê truy cập

img Số khách đang online: 73

img Số khách đã truy cập: 395391

Designed by vietwave

Hotline