Bắc Giang: “Trải thảm đỏ” thu hút hàng nghìn tỷ đồng rót vào nông nghiệp

CA 1 CA 2 CA 3
Video
Giới thiệu - quảng cáo

Tin nhà nông

Bắc Giang: “Trải thảm đỏ” thu hút hàng nghìn tỷ đồng rót vào nông nghiệp

Phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có đất đai rộng lớn, thổ nhưỡng và khí hậu rất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Nhờ những lợi thế đó, hàng chục năm qua, Bắc Giang đã nổi tiếng với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như vải thiều Lục Ngạn, vú sữa Tân Yên, dứa, cam, bưởi Lục Ngạn, Lục Nam…

Bắc Giang: “Trải thảm đỏ” thu hút đầu tư vào nông nghiệp - Ảnh 1.

Ông Vũ Tiến Trường - HTX nông nghiệp CNC Anh Thư, thôn Hoàng Lại, xã Thanh Vân (Hiệp Hòa, Bắc Giang) kiểm tra rau trước khi xuất bán.

Tuy nhiên, những năm trước đây sản phẩm nông nghiệp của Bắc Giang mới chỉ dừng lại ở việc phát triển mô hình hộ gia đình, sản xuất theo cách truyền thống là chính, chứ chưa được đầu tư bài bản, theo mô hình sản xuất VietGAP, công nghệ cao (CNC) nên giá bán cũng như thị trường tiêu thụ còn bấp bênh. 

Để phát huy, tận dụng triệt để những lợi thế này để phát triển kinh tế nông nghiệp, những năm gần đây UBND tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành triển khai, đồng thời ban hành cơ chế chính sách, chương trình, đề án, dự án hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. 

Nhờ đó, giai đoạn 2008-2017, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Các nguồn lực đầu tư đóng vai trò quan trọng cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng ngành liên tục tăng, bình quân cả giai đoạn đạt 3,6%/năm, riêng năm 2018 tăng 6,5% cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các nguồn lực hỗ trợ thông qua cơ chế, chính sách thời gian qua cũng mới chủ yếu tập trung vào mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà chưa chú trọng hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nên hiệu quả đầu tư chưa cao.

Bắc Giang: “Trải thảm đỏ” thu hút đầu tư vào nông nghiệp - Ảnh 2.

Chăm sóc rau theo mô hình sản xuất CNC trong nhà kính ở Hiệp Hòa, Bắc Giang mang lại giá trị ngày càng cao.

Trao đổi với phóng viên báo NTNN/Dân Việt, ông Dương Thanh Tùng – Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Giang cho biết, để khắc phục hạn chế này cần tập trung xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư cho đổi mới và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả trọng tâm là phát triển doanh nghiệp (DN) nông nghiệp; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi, kết nối hệ thống tiêu thụ trong và ngoài nước. 

Trong đó DN giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt; hỗ trợ phát triển các HTX áp dụng quy trình sản xuất có chứng nhận, ứng dụng công nghệ cao, liên kết với DN; khuyến khích hỗ trợ, hình thành các tổ hợp tác, trang trại liên kết với DN sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, coi đây là tiền đề phát triển sản xuất quy mô lớn thay thế sản xuất nhỏ lẻ hiện nay.

Ông Tùng cho biết thêm, hiện nay các DN, tổ chức, cá nhân chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do một số nguyên nhân. 

Trước hết là do khó khăn trong việc tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất. Quỹ đất tập trung cho sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương còn ít, diện tích không đáp ứng yêu cầu. Cùng với đó, chính sách khuyến khích hỗ trợ DN đầu tư vào nông nghiệp như hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng, lao động, tiếp cận thị trường… đã có nhưng chưa đầy đủ.

Hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ, nhất là giao thông, thủy lợi. Để khắc phục vấn đề này, DN phải bỏ ra nguồn kinh phí lớn, trong khi đầu tư vào nông nghiệp mức độ rủi ro cao do thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh, thị trường bấp bênh...

Thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp còn nhiều bất cập, thị trường tiêu thụ không bền vững; liên kết còn chưa chặt chẽ với các nhà phân phối bán lẻ lớn; chưa có tổ chức, cơ quan hỗ trợ DN về phân tích, dự báo thị trường, khuyến nghị về sản lượng và giá bán.

Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp

Để khắc phục những khó khăn trên, đồng thời "trải thảm đỏ" thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, UBND tỉnh Bắc Giang đã có rất nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, kích cầu, với nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; lựa chọn, quy hoạch xây dựng khu, vùng nguyên liệu hợp lý để người dân và DN cùng tham gia. Tiếp tục dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tạo ra quỹ đất tập trung lớn.

Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, chính sách và môi trường đầu tư của tỉnh. Tích cực hỗ trợ, tư vấn cho DN lựa chọn công nghệ phù hợp với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất để DN thấy tin tưởng, nhìn thấy lợi nhuận, hiệu quả khi bỏ vốn đầu tư.

Bắc Giang: “Trải thảm đỏ” thu hút đầu tư vào nông nghiệp - Ảnh 3.

Mô hình chăn nuôi lợn CNC của HTX Trường Thành, xã Danh Thắng (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đang mang lại hiệu quả.

Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ DN; cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết; chú trọng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, tài chính.

Cụ thể, UBND tỉnh Bắc Giang đã có cơ chế, đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư trồng hoa, trồng rau tại nông thôn được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng giao thông, điện, hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống nhà lưới, nhà màng, nhà kính và các trang thiết bị đi kèm như tưới nước tiết kiệm, điều chỉnh nhiệt độ… trong hàng rào dự án.

Doanh nghiệp có dự án đầu tư trồng các loại cây dược liệu tại nông thôn được hỗ trợ 50% chi phí cây giống mùa vụ đầu tiên, nhưng tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc (dê, ngựa, trâu) tập trung tại nông thôn được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, chuồng nuôi và mua thiết bị trong hàng rào dự án.

Trước đó, năm 2016 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Bắc Giang ước đạt hơn 18,2 nghìn tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,8%. Mặc dù không đạt kế hoạch là 3,5% nhưng Bắc Giang vẫn là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2 lần so với bình quân chung của cả nước.

Đây là cơ sở thực tiễn để đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ về tích tụ đất đai, hạ tầng sản xuất... nhằm khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các DN trong và ngoài nước đầu đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. 

 

  Hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang thực hiện một số mô hình tích tụ ruộng đất như: Mô hình góp đất các hộ nông dân có ruộng đất đóng góp cổ phần bằng ruộng đất để cùng doanh nghiệp, HTX tổ chức sản xuất; Mô hình cho thuê lại ruộng đất, các hộ nông dân có ruộng đất cho doanh nghiệp, HTX, cá nhân thuê lại ruộng đất để tổ chức sản xuất; Mô hình giải phóng mặt bằng sạch để cho doanh nghiệp thuê…

 

-ST-

CÔNG TY CON CÒ VÀNG

Trụ sở chính: 23 Lô B, Đường Số 1, Phường Phú Thuận, Quận 7. TP. HCM

VPĐD: Villas KL 21, Khu Biệt Thự Kim Long, Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, TP. HCM

NMSX I: Lô B7, Đường Số 4, Khu Công Nghiệp Nghị Xuân, TP. HCM

NMSX II: Lô 5, Đường Số 1, KCN Gò Dầu, Phước Thái, Long Thành, ĐN

Hotline: 18006126 (Miễn phí)

Email:  info@ccv.vn

Website thuộc Tập đoàn Con Cò Vàng Hi-Tech: 

. Web giới thiệu về Tập đoàn: https://ccv.vn/

. Web mua phân bón trực tuyến: https://ccvstore.vn/

Gửi thư cho chúng tôi
Quét để tải
QR
Tìm hiểu thêm
Facebook Youtube Zalo Viber
Thống kê truy cập

img Số khách đang online: 2

img Số khách đã truy cập: 396185

Designed by vietwave

Hotline