Sắp Thu Núi Tiền Thì Bão, Nông Dân Vùng Nhãn Hưng Yên Lo Ngay Ngáy

CA 1 CA 2 CA 3
Video
Giới thiệu - quảng cáo

Tin nhà nông

Sắp Thu Núi Tiền Thì Bão, Nông Dân Vùng Nhãn Hưng Yên Lo Ngay Ngáy

Theo dự báo, cơn bão số 3 đang ở trên khu vực phía Đông đảo Hải Nam, cách đất liền các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh khoảng 470km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo khoảng chiều tối nay (18/7), vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh, sau đó bão sẽ đi vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Do bão có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, gồm cả các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ nên nhiều địa phương đang lo ngay ngáy, nhất là những vùng trồng cây ăn quả đang chuẩn bị cho thu hoạch như nhãn Hưng Yên.

Người dân Hưng Yên từng bị thiệt hại nặng do bão. Ảnh: BNN.

Điều đáng nói là, vùng nhãn Hưng Yên được mùa lớn. Với 4.340ha nhãn, trong đó 4.200ha đã cho thu hoạch, dự kiến, vụ này Hưng Yên thu khoảng 41.000 tấn nhãn, tăng tới 30% so với năm 2017. Trong khi, trà nhãn chín sớm đã bắt đầu cho thu hoạch, trà nhãn chính vụ cũng sẽ cho thu hoạch trong thời gian tới, nếu bão số 3 đổ bộ với cường độ mạnh và phạm vi ảnh hưởng rộng thì rất có thể vùng trồng nhãn bị ảnh hưởng.

Đơn cử như tại TP.Hưng Yên, hiện trên địa bàn có 220 ha diện tích nuôi thả thủy sản và trên 1.300ha diện tích cây ăn quả, bao gồm 900 ha nhãn, 150 ha cam, còn lại là diện tích chuối và các loại cây ăn quả khác.

Để chủ động ứng phó trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, các hộ nông dân trên địa bàn thành phố đang cùng nhau khơi thông dòng chảy, chằng buộc cây ăn quả tránh hiện tượng mưa to, gió lớn làm gãy cành, đổ cây.

Để chủ động ứng phó với các hình thế thời tiết nguy hiểm, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Hưng Yên đã có công điện gửi Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN các huyện, thành phố; các sở, ngành, đơn vị: Nông nghiệp và PTNT; Giao thông Vận tải; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Xây dựng; Lao động, Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công ty Điện lực Hưng Yên; Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Hưng Yên theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; thông tin cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh; thực hiện phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đề phòng với mưa, lũ lớn.

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án xử lý kịp thời khi có mọi tình huống xảy ra, bảo đảm an toàn cho người, công trình và tài sản, đặc biệt là an toàn hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông, khu vực đê bối nhất là trong quá trình xả lũ khẩn cấp.

Mưa kéo dài khiến nhiều diện tích nhãn ở Đô Lương (Nghệ An) bị nứt, rụng quả. Ảnh: BNA.

Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu, khẩn trương triển khai hoàn thành hoặc có phương án bảo đảm an toàn các công trình đang thi công. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán người dân tại các vùng thấp trũng ven sông, vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở, có nguy cơ ngập úng.

Kiểm tra, hướng dẫn người và phương tiện qua lại khu vực đường giao thông bị ngập, bến đò ngang, đò dọc để bảo đảm an toàn.

Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh căn cứ tình hình thực tế của mưa, lũ chủ động gạn, tháo và tiêu thoát nước bảo đảm không gây ngập úng. Công ty Điện lực Hưng Yên bảo đảm cấp điện 24/24 giờ và xử lý các sự cố về điện không quá 24 giờ.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, tăng cường theo dõi chặt chẽ mực nước sông và tình hình gập úng nội đồng; thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh.

Thực tế, cách đây 2 năm, cũng thời điểm này, nông dân Hưng Yên đã phải ngậm đắng nuốt cay vì cơn bão Mirinae đổ bộ vào các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng. Tại tỉnh Hưng Yên, dù nằm sâu trong đồng bằng Bắc Bộ nhưng sức gió vẫn mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Gần 4.000ha nhãn lồng tại vựa nhãn tỉnh Hưng Yên đang cận kề thu hoạch bị quần tơi tả, quả rụng như vãi thóc. Theo thống kê, đã có hơn 1.000ha nhãn của tỉnh bị thiệt hại nặng, trong đó nghiêm trọng nhất là tại TP Hưng Yên với tỉ lệ nhãn bị rụng lên tới trên 50%.

* Còn tại Nghệ An, dù bão số 3 chưa đổ bộ nhưng đợt mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã làm cho hàng trăm cây nhãn đến thời kỳ thu hoạch quả trên địa bàn huyện Đô Lương bị nứt và rụng; ước tính thiệt hại lên đến hàng chục tấn quả, tương đương hàng trăm triệu đồng.

CÔNG TY CON CÒ VÀNG

Trụ sở chính: 23 Lô B, Đường Số 1, Phường Phú Thuận, Quận 7. TP. HCM

VPĐD: Villas KL 21, Khu Biệt Thự Kim Long, Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, TP. HCM

NMSX I: Lô B7, Đường Số 4, Khu Công Nghiệp Nghị Xuân, TP. HCM

NMSX II: Lô 5, Đường Số 1, KCN Gò Dầu, Phước Thái, Long Thành, ĐN

Hotline: 18006126 (Miễn phí)

Email:  info@ccv.vn

Website thuộc Tập đoàn Con Cò Vàng Hi-Tech: 

. Web giới thiệu về Tập đoàn: https://ccv.vn/

. Web mua phân bón trực tuyến: https://ccvstore.vn/

Gửi thư cho chúng tôi
Quét để tải
QR
Tìm hiểu thêm
Facebook Youtube Zalo Viber
Thống kê truy cập

img Số khách đang online: 21

img Số khách đã truy cập: 396169

Designed by vietwave

Hotline