kinh nghiệm xương máu mua xe máy cũ khỏi sợ bị lừa

Trang chủ / Tin tức / Tin tức & sự kiện

Tin tức & sự kiện

Trọn bộ 7 kinh nghiệm xương máu mua xe máy cũ khỏi sợ bị lừa

Trọn bộ 7 kinh nghiệm xương máu mua xe máy cũ khỏi sợ bị lừa

Có nên mua xe máy cũ không? Kinh nghiệm mua xe máy cũ giá rẻ, chạy ít, xe nguyên bản là gì? Nên mua xe tay ga cũ đời nào? Tuyệt triêu trả giá với người bán như thế nào để mua được xe giá rẻ hơn thị trường từ 5- 10%. Hôm nay Easy Cash sẽ phơi bày tất cả 7 kinh nghiệm xương máu đi mua xe máy cũ, bạn không cần biết chút gì về xe vẫn có thể tự tin đi kiểm tra được. Tránh bị thuốc, bị lừa khi mua xe máy cũ trên mạng.

I. Không mua xe rớt đầu, đại tu làm máy lại

Cụm máy (động cơ xe) là phần có giá trị cao nhất của chiếc xe. Nếu xe đã rớt đầu làm máy thì giá xe sẽ giảm ít nhất 10 triệu đến 100 triệu so với xe nguyên bản.

“Rớt đầu” là thuật ngữ trong ngành xe, ám chỉ việc chiếc xe đã phải mở máy ra đại tu lại, không còn nguyên bản. Xe đại tu là do đã đi quá nhiều (hơn 150,000km) hoặc do không được chủ cũ chăm sóc bảo dưỡng đúng cách. Có thể là quên thay nhớt, thay nhớt dỏm, chở nặng hoặc từng ngập nước

Không mua xe máy cũ đã rớt đầu nòng

Cách phát hiện xe máy cũ đã rớt đầu

SH Ý này đã rớt đầu, nhìn 4 con ốc không thể nhận ra dấu hiệu đã mở

Ron ốc đầu Wave Thái

1. Kỹ thuật cơ bản: đối với xe số, bạn hãy nhìn vào các con ốc đầu piston, ốc cố định đầu nòng và thân máy, ốc cố định máy và khung sườn xe. Đối với xe ga, bạn phải chịu khó mở thùng xe dưới yên để kiểm tra. Nếu có dấu hiệu xây xướt, đầu ốc rỉ sét, toét đầu có nghĩa là xe đã bị sửa chữa nặng. Tuyệt đối không mua.

Mở yên & thùng xe để kiểm tra động cơ xe Yamaha Nozza cũ đã "rớt dầu"  hay vẫn còn nguyên bản

2. Kỹ thuật nâng cao: trình độ “bùa xe” năm 2020 đã đạt cảnh giới cao hơn, vì vậy một số lò đại tu xe khéo léo tới mức xe đã rớt đầu đại tu máy lại mà những con ốc đầu đó vẫn mới nguyên. Để phát hiện, bạn cần phải biết cách xe tiếng máy, đánh giá bộ hơi của xe thì mới biết chính xác 100%.

IIKhông mua xe tai nạn, té ngã nặng

Một số dòng xe côn tay tốc độ cao như Exciter cũ, Raider cũ, Satria cũ hoặc Winner cũ rất được các tay đua tốc độ ưa chuộng. Chạy nhanh thì việc té ngã là tất yếu. Nếu mua phải những xe này thì bạn sẽ tốn rất nhiều tiền để sửa chữa (vì người bán chỉ khắc phục tạm thời, bạn mua về 3-6 tháng mới thấy xe phát bệnh). Ngoài ra, nếu xe tai nạn nặng đâm chết người thì còn rất xui xẻo. Đối với dòng xe Vespa cũ, bạn phải rất uẩn thận nếu không muốn mua phải xe té ngã, vì xe cao, phuộc yếu, chồng chềnh nên chị em bị té ngã là điều rất thường xuyên. Xe máy tai nạn cong phuộc đã được ép lại chảng ba Cách phát hiện xe tai nạn:

1. Kỹ thuật cơ bản: chạy thử xe. Nếu đầu xe rung lắc, đảo, tay lái nghiêng, hoặc nặng thì có thể đã té nặng. Tuy nhiên, tất cả đều có thể mông má lại được. Sau 5,000 – 10,000km xe mới phát bệnh trở lại

2. Kỹ thuật nâng cao: nhìn các dấu hiệu ép lại chảng ba (cùm kết nối giữa phuộc trước và cổ lái). Hoặc khung sườn xe có dấu hiệu hàn nối. Hoặc mâm xe không phả

Kiểm tra ốc gi đông (Tay lái) của xe Suzuki GSX 150 để biết dấu hiệu xe đã bị tai nanjn hay té ngã nặng

III. Không mua xe đã đi quá nhiều, hoặc bị tua lại đồng hồ quá trắng trợn

Easy Cash dám khẳng định 99% xe cũ bán ra trên mạng (chotot, muaban, 2banh, webike) đều được người bán tua lại đồng hồ. Có xe tua ít, có xe tua nhiều đến mức chúng tôi đi kiểm tra phải thấy “xấu hổ thay cho người bán vì họ quá trơ trẽn”. Chiếc xe tàn hơn 10 năm tuổi mà dám tua lại 10,000km. SH Ý 2006 hàng nát dọn lại mà dám khẳng định xe nữ, ít đi, chỉ đi 11,000km?

 

Theo kinh nghiệm, bạn không nên mua lại chiếc xe đã đi trên 100,000km. Ở giới hạn này, đa số xe sẽ cần phải đại tu lại máy (ít thì 7 triệu, nhiều thì 30 triệu và tối thiểu 1 tuần để làm máy). Nếu không, xe chạy rất ì, tốn xăng, hay hỏng vặt. Nếu cố chạy sẽ hư dây chuyền tới các phụ tùng khác, khiến bạn cháy túi vì suốt ngày phải đi sửa xe.

Cách phát hiện xe bị Tua đồng hồ ODO – Thủ thuật kiểm tra ODO thật của xe

Cách 1: Hãy gọi điện thoại đến hãng, nhờ kiểm tra lịch sử bảo dưỡng của xe (nhớ cung cấp biển số hoặc số khung của xe). Nếu xe còn mới và được bảo dưỡng trong hãng thì hãng sẽ lưu lại số KM trong hệ thống. Nhờ đó mà bạn có thể đoán được người bán nói thật hay không. (cách này chỉ áp dụng cho những xe không quá 3 năm tuổi)

Download ứng dung My Honda, sau đó nhập số khung xe để kiểm tra lịch sử bảo dưỡng và số km gần nhất của xe

Cách 2: Hãy kiểm tra những dấu hiệu hao mòn theo hướng dẫn bên dưới từ Easy Cash

Cách xác định xe máy cũ đi ít, vẫn còn dùng tốt

  • Dàn chân (dàn phuộc, mâm xe, gắp xe, sườn xe) vẫn còn sáng bóng. Tất nhiên nước sơn vẫn nguyên bản, không tính các thể loại sơn lại phù phép.
  • Các con ốc ở vị trí gầm xe đều phải còn sáng màu đồng đều với nhau. Nhiều người bán ma mãnh, tháo hết ốc ra đánh xi lại nhằm qua mặt người mua, tạo cảm giác xe mới.

Phú phép xi mạ lại phụ tùng quá đơn giản

Cách nhận dạng chiếc xe đã đi quá nhiều, hoặc xe máy cũ bị tua lại đồng hồ

  • Gác chân, cùm tay ga quá cũ, hoặc mới một cách bất thường so với các chi tiết khác.
  • Ốc cốt bánh xe (trước và sau) đã nát đầu, dập góc cạnh. Lí do là phải mở ra lắp vào nhiều lần để thay bánh xe, sửa chữa các bộ phận khác.
  • Các con ốc rỉ sét, không cùng loại (vì đã bị dập, hoặc bị mất), hoặc xuống màu đen xì (vì tiếp xúc điều kiện môi trường khắc nghiệt liên tục).
  • Đĩa thắng mòn nhiều. (nếu đĩa mới bất thường thì bạn phải nghi vấn ngay)
  • Yên xe không còn là yên nguyên bản, hoặc lớp nệm đã xẹp, da yên xuống cấp, nhăn nhúm bất thường.
  • Còn nhiều cách nhận biết nâng cao, đòi hỏi phải có kỹ thuật để check như: nồi không bị hú, láp không hú (nếu láp xe tay ga hư bạn sẽ phải tốn 3 triệu), pát tăng sên, phuộc còn nguyên bản hay đã thay mới, xe có phản ứng nhạy khi nhích nhẹ ga hay không?

IV. Không mua xe máy cũ đã bị tráo đổi phụ tùng, xe không còn nguyên bản

Có 2 trường hợp bắt buộc chủ xe phải thay mới hoặc đổi phụ tùng

1. Xe bị tai nạn, té ngã, hoặc vì lí do gì đó mà hư hỏng nặng

2. Xe đã quá cũ, đi quá nhiều, cần phải dọn, tân trang lại. Nhưng một số chi tiết quá cũ nên không thể mông má lại, đành phải thay mới, hoặc sàng lắp từ phụ tùng của một chiếc xe khác mang qua lắp.

Nếu bạn phát hiện các phụ tùng quan trọng bị thay mới bất thường, bạn không nên mua chiếc xe đó. Ví dụ:

1. Dàn áo (dàn vỏ nhựa) của xe mới bất thường (sơn nguyên bản, không phải sơn lại): Chắc chắn chủ xe đã mua nguyên dàn áo mới của hàng về thay vô. Lí do là xe đã quá nát, trầy xước, bể nứt dàn áo quá nhiều, không thể sơn mới lại. Cho nên mới phải mua dàn áo mới. (Ví dụ: xe Honda SH Việt Nam cũ, chi phí sơn lại chỉ khoảng 1.5 triệu, trong khi đó dàn áo mới phải tầm trên 3 triệu). Chủ xe sẽ rao là “Dàn áo mới lột keo, không một vết trầy”

2. Dàn ốc tán xi mới, màu sáng bất thường so với các chi tiết khác như sườn xe, lốc máy, mâm xe. Vì xe đi nhiều trong môi trường xấu như nước bẩn, bụi bẩn khiến ốc xuống màu, xe mất giá trị. Người bán buộc phải tháo nguyên dàn ốc ra xi mới lại. Họ sẽ lấy cớ là “Dọn lại cho leng keng, người mua chỉ việc đổ xăng chạy”. Thực ra, đó là một chiếc xe dập nát, bạn mua về sửa mệt mà bệnh không thể hết.

3. Cùm tay ga, tay thắng, gác chân mới bất thường. Xe chạy trên 100,000km thì tất cả bộ phận này sẽ bị hao mòn, bắt buộc phải thay

Cẩn thận với tin rao "Dàn áo không một vết trầy"

Đối với dòng xe đắt tiền như SH, Vespa, bạn cần phải biết nhận diện phụ tùng zin chính hãng Honda và hàng lô (hàng thay thế loại dỏm của Trung Quốc, giá thành chỉ bằng 1/3 giá chính hãng, nhưng sẽ khiến suy giảm tuổi thọ xe của bạn siêu nhanh). Ví dụ:

1. Quạt làm mát

2. Két nước

3. Đường ống nước giải nhiệt

4. IC (SH Ý thường bị mổ IC)

5. Sạc

6. Mâm lửa

7. Heo dầu

8. Mặt đồng hồ

9. Chóa đèn 10. Gác chân

11. Ốp pô (ống xả)

12. Lốp xe (Lốp Dunlop zin của SH Ý tới 4 triệu/cặp, lốp loại 2 chỉ tầm dưới 2 triệu)

V. Không mua xe cũ đã bị lỗi cảm biến, lỗi phun xăng điện tử, lỗi ECU / IC

Xe máy từ 2015 tới hiện nay đều được trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại như phun xăng điện tử, ECU (như bộ não của chiếc xe) tối tân, cảm biến thông minh. Tất cả giúp xe vận hành mượt mà, tiết kiệm xăng và bền bỉ.

IC xe SH Ý giá mới 8-10 triệu, giá cũ 4-5 triệu

Tuy nhiên, xe cũ sẽ có xác suất hỏng hóc và bị lỗi các bộ phận này. Nếu không kiểm tra kỹ, bạn sẽ phải xuống xe dắt bộ hoặc cháy túi vì xe quá hao xăng, hoặc trễ mất giờ làm vì xe dở chứng không nổ máy vào sáng sớm. Để sửa những lỗi này bạn sẽ mất tiền triệu.

Giá tiền IC của SH Ý khoảng 10 triệu. Để kiểm tra, bạn không thể nhìn bằng mắt thường, hoặc nổ máy vặn ga được. Bạn cần phải có thiết bị chuyên dụng để “soi khám” chẩn đoán bên trong chiếc xe.

IV. Mua xe máy cũ không nên tin lời rao của chủ xe

Chủ xe trên các trang mua bán xe máy cũ như Cho.., Muaba, 2banh.. hoặc webik… có đến 99% là mua bán chuyên nghiệp, cửa hàng xe máy, cửa hàng cầm đồ xe. Mục tiêu của họ là bán được xe, vì vậy họ sẽ ca ngợi, tâng bốc chiếc xe lên tận mây xanh. Tất nhiên họ vẫn bán xe tốt, xe rẻ, nhưng theo kinh nghiệm của Easy Cash, có tới 40-50% xe máy cũ nằm ở tình trạng kém. Nhưng nhìn hình và đọc tin rao thì bạn sẽ ngỡ như sắp bắt được vàng. Luôn kiểm tra, kiểm tra với một cái đầu thật lạnh và lí trí! Và luôn chọn công ty kiểm tra xe cũ có chuyên môn giỏi và uy tín để cùng đi xem xe.

VII. Mua xe máy cũ: ham rẻ là chết!

Easy Cash luôn khuyên khách hàng của mình là hãy mua chiếc xe tốt nhất với số tiền bạn đang có. Đừng mua chiếc xe rẻ nhất, cũng đừng “ráng một chút” mà mua chiếc xe đời cao hơn, giá rẻ hơn. Đối với xe máy cũ, chúng tôi hiểu bạn thường có tâm lý là mua cũ cho rẻ. Nhưng nên nhớ “tiền nào của nấy”. Cùng là SH Ý 150i cũ đời 2009, nhưng có 3 chiếc tầm 130 triệu đến 150 triệu, 1 chiếc lại 160 triệu. Chúng tôi khuyên bạn nên đi xem chiếc xe 160 triệu trước. Vì ham rẻ 10 triệu mà bạn có thể phải trả giá đắt khi chúng bị hư IC, hư quạt, két nước Trung Quốc, sạc Trung Quốc, dàn áo đã sơn lại mất zin. Sửa bao nhiêu đó thứ cũng hơn 10 triệu, chưa kể thời gian vàng bạc và ôm cái bực bội vào người. Chúng tôi đã ngăn chặn khách hàng hàng trăm trường hợp khi khách hàng nằng nặc đòi đi xem chiếc xe rẻ đầu tiên. Sau khi nghe chúng tôi phân tích, hướng dẫn từng chi tiết, khách hàng đều ngộ ra rằng: Tiền nào của nấy!

EASY CASH - KÊNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN UY TÍN

Bài viết khác

Cầm đồ là gì? Khái niệm và đặc điểm cơ bản của cầm đồ

Cầm đồ là gì? Khái niệm và đặc điểm cơ bản của cầm đồ

Cầm đồ là gì? Cầm đồ có những đặc điểm gì? Bài viết dưới đây LawKey sẽ làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề cầm đồ theo quy định của pháp luật.
Quy định chung của pháp luật về cầm cố trong dịch vụ cầm đồ

Quy định chung của pháp luật về cầm cố trong dịch vụ cầm đồ

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là việc “cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
Chia sẻ những kinh nghiệm khi chọn mua điện thoại cũ

Chia sẻ những kinh nghiệm khi chọn mua điện thoại cũ

Điện thoại cũ thường được nhiều người có túi tiền eo hẹp hoặc những người muốn sưu tầm và sử dụng những điện thoại có cao cấp nhưng có mức giá thấp
Dịch vụ cầm đồ có từ khi nào?

Dịch vụ cầm đồ có từ khi nào?

Ở phương Tây, dịch vụ cầm đồ xuất hiện đầu tiên tại Hy Lạp và La Mã cổ đại. Có thể nói, dịch vụ này được truyền bá rộng rã, song hành cùng với sự phát triển của văn hóa La Mã.
© Copyrights EASY CASH. Designed by VietWave

Hotline

Hotline

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Undefined property: CI_Loader::$Phone

Filename: front_end_template/footer.php

Line Number: 77