Bài viết này sẽ giới thiệu phương pháp gia cố mái dốc, ổn định mái đất bằng việc sử dụng các cọc vữa xi măng có cốt được đóng theo phương xiên vào trong các tầng đất và hệ cọc này được lên kết với nhau bằng hai lớp bê tông bề mặt tạo thành một bàn chông vững chắc.
Xây dựng các công trình để khắc phục những hậu quả do mái dốc gây ra như trượt đất, sạt lở đất đá đang được nghiên cứu và thi công tại nhiều quốc gia. Phương pháp sử dụng công nghệ “soil nailing” hay còn gọi là “đinh đất” thường được áp dụng để khắc phục hậu quả và ổn định độ dốc mái đất, thực hiện trên bề mặt mái của công trình giao thông như mái taluy đường, mái mố trụ cầu; công trình thủy lợi như mái đê, mái đập. Biện pháp đào mở sườn tầng thi công theo phương pháp “top down” đã rút ngắn được thời gian thi công và giảm khối lượng đất đào. “Đinh đất” được thi công đúng thiết kế và kỹ thuật là một biện pháp ổn định mái dốc hay còn gọi là gia cố mái dốc rất hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học- kỹ thuật, nhiều công nghệ mới dùng để gia cố mái dốc và ổn định mái dốc các công trình đã được nghiên cứu và áp dụng, mang lại hiệu quả cao trong thực tế. Một trong các giải pháp công nghệ gia cố mái dốc được sử dụng thường xuyên nhất là công nghệ “soil nailing”. Đây là một công nghệ mới, được nghiên cứu từ đầu thập niên 60 của thế kỷ 20 ở châu Âu. Sau 50 năm kể từ khi công nghệ này ra đời, nó đã được sử dụng rộng rãi ở các nước Pháp, Đức, Mỹ, Anh và nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hồng Kong, Trung Quốc, Malaysia, …trong các hạng mục công trình như gia cố mái ta-luy, mái đê, mái đập, mố trụ cầu, tường vây, đất đá bị phong hóa, mái hố móng công trình. Hiện nay tại Việt Nam, các công nghệ sử dụng gia cố mái đất là công nghệ chống đỡ vách đất (tường chắn bê tông cốt thép, tường cọc ván cừ các loại đặc biệt và tường ván thép, cọc xi măng đất), công nghệ neo trong đất, neo ứng suất trước (còn được gọi là groud anchor). Khác với công nghệ neo đất vẫn quen dùng là việc sử dụng các neo đơn lẻ thi công neo vào đất hoặc neo kết hợp với tường vây để ổn định mái dốc, ổn định mái đất, công nghệ “soil nailing” là việc sử dụng các cọc vữa xi măng có cốt được đóng theo phương xiên vào trong các tầng đất và hệ cọc này được lên kết với nhau bằng hai lớp bê tông bề mặt tạo thành một bàn chông vững chắc giúp gia cố sự ổn định mái đất.
Vật liệu sử dụng trong thi công “đinh đất” là các vật liệu chưa qua sử dụng, không có khuyết tật và đạt các yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng theo quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia. “Đinh đất” ở đây có cấu tạo gồm ống tạo liên kết định tâm, lõi cốt thép và vữa.
Các thiết bị chủ yếu được sử dụng trong thi công gia cố mái dốc gồm có máy khoan tạo lỗ, máy trộn bê tông, máy nén khí, bơm bê tông, bơm vữa. Ngoài ra còn cần chuẩn bị ống dẫn bằng cao su chịu áp lực, ống dẫn khí, ống dẫn nước, thùng chứa nước, lưới, giàn giáo và các dụng cụ hoàn thiện bề mặt công trình.
Công tác chuẩn bị
Trước khi thi công gia cố mái dốc, có một công tác rất quan trọng cần phải tiền hành đó là khảo sát. Sau khi khảo sát, nhà thầu thi công đưa ra biện pháp phần chân, bệ đi theo máy sẽ áp trực tiếp lên mặt mái taluy, nhà thầu gia công thêm phần ray khoan và thang đứng cho công nhân thao tác bằng thép V, dùng hệ thống tời điện (hoặc pa lăng xích loại 2-5 tấn) để di chuyển cũng như giữ máy khoan đứng trên mặt mái.
Công tác khoan tạo lỗ mặt mái phục vụ gia cố mái dốc
Định vị lỗ khoan
Thi công khoan tạo lỗ đinh đất
- Hoàn thành công tác nghiệm thu, nhà thầu thi công di chuyển máy khoan vào vị trí lỗ khoan đinh đất đã được đánh dấu trước đó, cố định neo giữ máy khoan lại.
- Nhà thầu thi công kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy khoan: Độ chắc chắn của tời (pa lăng xích), cáp lụa, máy khoan, giá đứng công nhân. Khi đã chắc chắn, đơn vị thi công mời CĐT/TVGS ra kiểm tra lại một lần nữa toàn bộ hệ thống máy khoan đã được lắp đặt.
- Sau khi CĐT/TVGS hoàn thành công tác kiểm tra hệ thống máy khoan và đánh giá đạt yêu cầu thì bắt đầu tiến hành khoan tạo lỗ.
- Lỗ khoan đinh đất có đường kính lỗ khoan là Ø110 và được khoan theo trình tự từ lỗ khoan đầu tiên của khu vực tới lỗ khoan cuối cùng của khu vực và tiến hành theo chiều dọc mái.
- Trong suốt quá trình khoan luôn có kỹ thuật của nhà thầu giám sát trên công trường đảm bảo chất lượng công việc và công tác an toàn lao động trên công trường. Ngoài ra kỹ thuật nhà thầu luôn chú ý tới áp lực khí của máy khoan. Nếu đang trong quá trình khoan xảy ra hiện tượng mất khí (nguyên nhân do gặp phải khu vực đá nứt nẻ mạnh) hoặc vừa mất khí và sập thành vách hố khoan thì dừng khoan và sử dụng phương pháp phụt vữa xi măng cụ thể như sau: Đầu tiên tiến hành lắp tăng bôn dùng áp lực phụt vữa xi măng (theoTCVN 8645-2019) để nước xi măng có thể chui vào các khe bị nứt nẻ và gia cố thành hố khoan.
- Trong quá trình khoan gặp sự cố bó cần hay tắc lỗ khoan Nhà thầu tiến hành bơm nước vào lỗ khoan để thổi rửa.
Bảo vệ lỗ khoan đinh đất và lỗ khoan thoát nước
Nếu trong quá trình khoan phần địa chất bên ngoài mặt mái yếu nhà thầu thi công lắp đặt ống chống tránh tình trạng sập thành hố khoan. Sau khi lỗ khoan được hoàn thành nhà thầu thi công tiến hành bịt kín lỗ khoan lại ngăn chặn các mảnh vỡ rơi vào trong và giữ nguyên ống chống cho tới khi công tác đưa đinh đất vào hố khoan được tiến hành.
Lắp dựng bản đệm gia cố mái dốc
Bơm vữa lỗ khoan đinh đất gia cố mái dốc
Đưa đinh đất vào lỗ khoan:
Trong công tác gia cố mái dốc, quy trình được triển khai theo những phương án sau:
• Phương án 1: Trường hợp đường thi công thuận lợi, mặt bằng thi công trên đỉnh cơ rộng máy cẩu có thể làm việc được (hoặc tại công trường có sẵn cẩu) nhà thầu thi công gia cố mái dốc tiến hành đưa đinh đất vào lỗ khoan. Trước khi thực hiện cần phải có kỹ sư an toàn lao động kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác cẩu như cáp, móc cẩu, phải đảm bảo toàn bộ còn hoạt động tốt, đối với công nhân tham gia thi công thì phải có đầu đủ trang bị bảo hộ lao động, trong quá trình thi công phải tuyệt đối nghe theo hiệu lệch của kỹ sư an toàn lao động và kỹ sư xây dựng.
• Phương án 2: Trong trường hợp mặt bằng thi công không thể đáp ứng được cho máy thi công vận hành thì nhà thầu gia cố mái dốc dùng toàn bộ công nhân thi công. Biện pháp thi công dùng tời kết hợp với công nhân đưa thép neo vào lỗ neo, dùng tời tời thép lên mặt mái sau đó dùng nhân công dẫn hướng cho thép vào lỗ khoan rồi dần dần thả tời từ từ cho thép vào lỗ khoan. Toàn bộ công tác đưa thép neo vào lỗ phải có an toàn lao động của nhà thầu, CĐT/ TVGS giám sát, tời trước khi thi công được kiểm tra lại thật kỹ, công nhân khi tham gia thi công được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, trong quá trình thi công phải đảm bảo tuyệt đối tuân thủ theo hiệu lệnh của cán bộ an toàn lao động.
Lắp đặt đinh đất gia cố mái dốc
Vật liệu
Công tác lắp đặt đinh đất vào lỗ khoan, bơm vữa lỗ khoan trong gia cố mái dốc
Khoan tạo lỗ
Nghiệm thu lỗ khoan
Hotline