Những điều cần tìm hiểu trước khi đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái

Email:

sales@proteksolar.vn

Call / Zalo / Whatsapp:

093 697 0889

ProtekSolar

Things to learn before investing in rooftop solar PV installations

Điện mặt trời cũng như điện mặt trời áp mái là bước đi xu hướng của thế giới chứ không phải riêng Việt Nam bởi vì điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, xanh, không gây hại cho con người, môi trường, là nguồn năng lượng vô tận, chi phí thấp hơn so với nguồn năng lượng khác, có thể huy động đông đảo, nhiều thành phần từ cá nhân đến tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư lắp đặt, sử dụng tối ưu hóa nguồn lực của quốc gia cũng như nguồn tài nguyên vô tận mà thiên nhiên ban tặng. Còn so với năng lượng khác như than, khí đốt, nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân thì chi phí cao, và khai thác không hiệu quả, cạn kiệt, ô nhiểm môi trường, gây hại đến con người, môi trường nên có làn sóng chuyển dịch sang nguồn năng lượng tái tạo điện mặt trời và được chính phủ khuyến khích phát triển. Trước làn sóng chuyển dịch này thì các quốc gia đi đầu là Trung Quốc rất thành công và trở thành nhà sản xuất lớn nhất về thiết bị năng lượng mặt trời, kế đến là Mỹ được coi là nhà của những “cánh đồng pin mặt trời” là thị trường lớn thứ hai thế giới về năng lượng tái tạo. Thứ ba là Nhật với sự phát triển tiên phong trong công nghệ và chế tạo, đặc biệt trong những năm gần đây, Nhật đã và đang phát triển các nhà máy năng lượng mặt trời nổi hàng đầu thế giới kể từ sau thảm họa Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản đặt quyết tâm chuyển dịch cơ cấu điện từ năng lượng hạt nhân sang năng lượng tái tạo. Thứ tư là Đức một trong những nước đầu tiên triển khai mạnh mẽ ứng dụng điện mặt trời và là quốc gia hàng đầu về sản xuất điện mặt trời áp mái. Thứ năm là Ấn Độ một trong những thị trường điện mặt trời phát triển nhanh nhất thế giới và là nhà sản xuất điện mặt trời có chi phí thấp nhất thế giới. Thứ sáu là Ý, thứ bảy là Úc, thứ tám là Tây Ban Nha, thứ chín là Vương Quốc Anh, thứ mười là Hàn Quốc. Bây giờ đến chúng ta, bạn đang muốn đầu tư lắp đặt cho mình một hệ thống điện mặt trời áp mái nhưng không biết phải bắt đầu tìm hiểu từ đâu và phải lưu ý những vấn đề gì. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin cơ bản mà đầy đủ cho bạn tìm hiểu trước khi đầu tư một khoản tiền đáng kể vào hệ thống điện mặt trời áp mái

1. Tấm pin năng lượng mặt trời

a/ Cách thức hoạt động của tấm pin năng lượng mặt trời

Tấm pin năng lượng mặt trời hay tấm pin quang điện có tên tiếng Anh là Solar panel hay Solar module hoặc PV module, nó bao gồm nhiều tế bào quang điện (gọi là solar cells) hoạt động dựa trên nguyên lí chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng. Trước đây, tấm pin mặt trời chỉ hoạt động tốt trong điều kiện cần ánh sáng mặt trời trực tiếp và nhiệt còn hiện nay những tiến bộ trong công nghệ cho phép các tấm pin mặt trời tạo ra sản lượng điện ngay cả trong những ngày nhiều mây và trong mùa đông. Các tấm pin năng lượng mặt trời ngày nay cũng hoạt động với công suất tốt hơn trong những ngày nắng so với trước đây. Cách thức tấm pin mặt trời tạo thành điện năng cho hệ thống điện của bạn:

  • Tấm pin năng lượng mặt trời hứng nắng, hấp thụ ánh sáng mặt trời chuyển đổi thành điện năng, sản xuất ra dòng điện 1 chiều (DC)
  • Dòng điện một chiều này kết nối qua biến tần (Inverter) chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC)
  • Dòng điện AC này đi qua đồng hồ năng lượng mặt trời được sử dụng tại chỗ hoặc chuyển lên lưới điện của EVN

b/ Các chứng nhận cần có của tấm pin năng lượng mặt trời chất lượng tốt

Quy trình sản xuất của tấm pin được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trên thế giới như TÜV SÜD, ETL, IEC (International Electrotechnical Commission), UL (Underwriters Laboratories Inc.), PI-Berlin và Solar-IF. Bên cạnh đó cũng phải trải qua các kiểm định về độ bền dài hạn cũng như khả năng chống chịu môi trường. Hãy chọn mua các tấm pin năng lượng mặt trời có giải pháp thiết kế chống lại hiện tượng suy thoái cảm ứng tiềm năng (Potential Induced Degradation Resistant). Suy thoái cảm ứng tiềm năng - PID (Potential Induced Degradation) là một hiện tượng tiêu cực không thể tránh khỏi đối với các tấm pin năng lượng mặt trời và chỉ xảy ra rõ nét sau một vài năm khi đưa vào vận hành, sẽ gây ra sự suy giảm hiệu suất của tấm pin năng lượng mặt trời theo cấp số nhân

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về chọn tấm pin năng lượng mặt trời chất lượng tốt tại đây

Tham khảo thêm về tấm pin SUMEC của tập đoàn quốc gia Trung Quốc đạt top đầu chuẩn Tier 1 theo xếp hạng của Bloomberg và tấm pin AXETIC của Đức gia công tại Trung Quốc thuộc top đầu Châu Âu

c/ Chọn pin mono hay pin poly?

Các tấm pin này có thể biến ánh nắng mặt trời thành điện năng là do nó được cấu tạo bởi các tế bào quang điện, chủ yếu từ các hạt silicon. Công nghệ chế tạo tế bào quang điện cũng như thành phần hạt silicon sẽ quyết định về hiệu suất của tấm pin mặt trời. Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa pin mặt trời poly và mono, hai loại pin phổ biến nhất hiện nay.

Vậy thì nên chọn pin Poly hay Mono cho hệ thống điện mặt trời áp mái của bạn? Tìm hiểu chi tiết tại đây nhé!

 

d/ Điều kiện nắng, ánh sáng, nhiệt độ, thời tiết, hoặc nhiều mây mù, mưa nơi bạn lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời

Điều hiển nhiên là càng nắng, nhiều ánh sáng thì càng tốt, tuy nhiên, nếu nơi bạn định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái không phải là nơi có nắng thường xuyên thì cũng không có vấn đề gì vì bên cạnh số giờ nắng thì công suất hoạt động của hệ thống điện mặt trời áp mái khi nhiệt độ giảm cũng là một yếu tố quan trọng.

Khi số giờ chiếu sáng của mặt trời ít hơn sẽ làm giảm năng suất điện của hệ thống. Nhưng mặt khác khi nhiệt độ giảm, điện áp của các tấm pin tăng lên nên chúng sẽ hoạt động với hiệu quả cực cao, sản xuất điện nhiều hơn. Do đó, sẽ bù đắp được cho tổn thất từ việc thời gian chiếu sáng của mặt trời bị giảm.

Các tấm pin mặt trời hoạt động quanh năm. Khả năng của chúng được phát huy đầy đủ nhất  trong những tháng đầy nắng, nhưng chúng cũng sản xuất một lượng điện đáng kể trong mùa đông, cũng như vào những ngày nhiều mây

Với sự phát triển công nghệ ngày nay, tùy vào điều kiện nắng, ánh sáng, mây, nhiệt độ, thời tiết nơi bạn lắp đặt sẽ có loại tấm pin năng lượng mặt trời phù hợp với điều kiện thời tiết đó để tối ưu cho hệ thống điện mặt trời áp mái của bạn

e/ Các tấm pin mặt trời có dễ vỡ không? Nếu hỏng 1 tấm pin các tấm còn lại có phát điện tạm thời không?

Các tấm pin mặt trời (Solar panel) hiện nay được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC - 61215 có thể chịu được áp lực gió đến hơn 2400N/m2, chịu được mưa đá, ăn mòn hóa học, ăn mòn sương muối. Bề mặt tấm pin được bảo vệ bằng kính cường lực có chiều dày từ 3,2-4mm. Do đó có thể khẳng định tấm pin mặt trời rất khó vỡ.
Do các tấm pin mặt trời được mặt nối tiếp với nhau nên nếu có 1 tấm pin bị hỏng thì chuỗi các tấm pin chứa tấm pin hỏng đó sẽ dừng phát điện do hở mạch. Để khắc phục, bạn cần tìm ra tấm pin hỏng để tách ra khỏi chuỗi vận hành hoặc thay thế bằng tấm pin tốt. Khuyến nghị không lắp đặt các tấm pin thành một chuỗi nối tiếp quá dài mà nên lắp đặt thành nhiều chuỗi ngắn song song để giảm thiểu ảnh hưởng gây ra cho cả hệ thống khi có 1 tấm pin hỏng

f/ Chi phí bảo trì tấm pin năng lượng mặt trời nhiều không?

Các tấm pin mặt trời cần hầu như không cần bảo trì. Một khi các tấm pin này được lắp đặt, bạn cần phải giữ chúng sạch sẽ và kiểm tra xem có bất kỳ cây nào bắt đầu che phủ bóng râm lên chúng không. Giữ cho pin được sạch sẽ thậm chí còn dễ dàng hơn khi các tấm pin mặt trời được lắp trên mái nhà nghiêng, vì lượng mưa có thể giúp làm sạch bụi khỏi hệ thống.
Với các tấm pin mặt trời lắp đặt trên mặt đất, bảo trì có thể là nhiều vấn đề hơn, vì lắp đặt ở đây có thể tích tụ bụi, mảnh vụn hoặc phân chim. Bất kỳ bụi bẩn nào có thể được lấy ra khỏi tấm pin mặt trời bằng cách sử dụng nước nóng, bàn chải, và có thể một số chất tẩy rửa khác

2. Chất lượng và hiệu suất hoạt động của inverter

Không phải tất cả các loại Inverter đều có hiệu suất hoạt động như nhau, nhưng tất cả các loại Inverter chất lượng cao, thương hiệu lớn đều có hiệu suất hoạt động gần như nhau trên cùng một hệ thống điện mặt trời áp mái. Các inverter hòa lưới cần có chức năng anti – Islanding (chức năng chống vận hành độc lập khi mất điện lưới) để đảm bảo vận hành an toàn cho thiết bị và con người. Theo nghiên cứu thực tế hiệu suất hoạt động tối đa của Inverter SOLIS, SUNGROW, HUAWEI, GOODWE lên đến 99.03%

Tìm hiểu thêm về “chọn Inverter cho Solar” tại đây

Tham khảo các mẫu Inverter hiệu suất cao: SOLIS, SUNGROW, HUAWEI, GOODWE

3. Thời hạn bảo hành của hệ thống điện mặt trời áp mái

Điều khoản bảo hành tùy thuộc nhà sản xuất đưa ra cho bạn. Thời gian bảo hành phố biến của tấm pin và inverter như sau:

  • Tấm pin mặt trời: 25 năm (tuy nhiên, một số nhà cung cấp vẫn có bảo hành 30 năm cho tấm pin thì chi phí cao hơn)
  • Inverter: 5 năm (tuy nhiên, một số nhà cung cấp hỗ trợ bạn mua thêm gói mở rộng bảo hành 10 năm cho Inverter)

Với thời gian bảo hành này bạn có thể hoàn toàn yên tâm hoàn vốn và tạo thêm lợi nhuận lâu dài từ hệ thống điện mặt trời áp mái của bạn.  

4. Chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái

Nếu bạn đang chi trả cho việc đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái của mình ít hơn so với các hệ thống cùng công suất khác thì có thể bạn đã sử dụng thiết bị, vật tư kém chất lượng hoặc đội ngũ lắp đặt có chuyên môn kém. Bạn nên so sánh về cấu tạo sản phẩm, thời hạn bảo hành cũng như khả năng chuyên môn của đơn vị thi công. Phần lớn, những hệ thống điện mặt trời áp mái có giá thành rẻ hơn thường cắt giảm những chi tiết quan trọng của sản phẩm và dịch vụ để tiết kiệm chi phí. Hiện nay thị trường có xuất hiện sản phẩm kém chất lượng nháy các dòng pin phổ biến được lắp đặt ở Việt Nam có đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ (CO), Giấy chứng nhận chất lượng (CQ) giả với giá rẻ được các đơn vị lắp đặt mua lại lắp đặt cho bạn đến khi dự án hoàn thành đấu nối đi vào vận hành nhân viên điện lực cũng không phát hiện.

Bên cạnh đó, mức giá bạn chi trả cho dự án đầu tư lắp đặt cũng chịu ảnh hưởng bởi uy tín nhà thầu, đơn vị lắp đặt và các dịch vụ đi kèm như vận hành dự án (commissioning), cung cấp dịch vụ lắp đặt trọn gói, hòa lưới EVN, hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng,… Đối với một hệ điện mặt trời, do thời gian hoạt động dài nhiều năm, bạn nên lựa chọn nhà thầu có năng lực, có tâm, có uy tín hỗ trợ bạn trong thời gian vận hành hệ thống. Tuy nhiên thị trường có một số nhà thầu, đơn vị cung cấp thiết bị, lắp đặt điện mặt trời áp mái khuếch trương rằng chất lượng dịch vụ, kỹ thuật, thi công của họ có đội ngũ nhân viên riêng, có chuyên môn và nói xấu chê các nhà thầu, đơn vị cung cấp thiết bị, lắp đặt điện mặt trời áp mái khác là do thuê nhân công bên ngoài nên không bảo đảm chất lượng. Thực tế rằng các nhà thầu khuếch trương, nói xấu đối thủ là do họ muốn lôi kéo bạn mua sản phẩm, dịch vụ của họ và muốn bạn chi trả chi phí cao hơn, do họ nuôi bộ máy còng kềnh tốn nhiều chi phí, quản lý không hiệu quả, không cạnh tranh lại đối thủ và thực tế rằng hiện nay những đơn vị thuê nhân công bên ngoài là những nhà thầu lớn và nhân công là nhà thầu con, thầu phụ khả năng vốn và mối quan hệ họ không có nhưng chuyên môn kỹ thuật có khi còn tốt hơn những nhà thầu nói xấu đối thủ.

Hơn nữa, thiết bị điện mặt trời áp mái đến từ nhà sản xuất Châu Âu, Mỹ rất đắt và giá cao hơn 1,5 - 2 lần so với Trung Quốc, thời gian hoàn vốn sẽ chậm hơn, do đó hiệu quả kinh tế thấp hơn thiết bị Trung Quốc. Hiện nay thị trường thiết bị mặt trời áp mái hầu như toàn bộ đến từ Trung Quốc nên giá rất đa dạng, giá nào cũng có sản phẩm để bán cho bạn, làm cho bạn khó phân biệt lựa chọn mua sản phẩm và để lựa chọn giá đúng chất lượng cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu còn tùy thuộc vào nhà thầu, đơn vị cung cấp thiết bị, lắp đặt có tâm, có uy tín. Và đa phần các đơn vị cung cấp thiết bị, lắp đặt nói rằng họ là nhà phân phối chính thức, phân phối ủy quyền, phân phối độc quyền để thể hiện cho bạn thấy họ lớn, cung cấp giá rẻ, giá sĩ nhưng ẩn sâu bên trong là sản phẩm có thể chất lượng được sản xuất dành riêng cho thị trường Việt Nam. Một số đơn vị cung cấp, lắp đặt điện mặt trời áp mái nói rằng họ là đại lý phân phối chính thức và bảo hành các sản phẩm tại Việt Nam và sản phẩm không mua qua họ là sản phẩm nhập mậu biên, nhập không qua nhà phân phối là hàng xách tay và có thể gặp rủi ro. Đó cũng là mánh khóe, thủ đoạn lừa dối bạn, muốn hướng bạn chọn sản phẩm và dịch vụ của họ, hạn chế sự lựa chọn của bạn tiếp cận sản phẩm tốt hơn và giá hợp lý từ thị trường. Hàng nhập khẩu cho dù đơn vị nào nhập bao giờ cũng có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mới thông quan được, giấy tờ rõ ràng sẽ giao cho bạn khi lắp đặt và sản phẩm sẽ được bảo hành theo điều kiện nhà sản xuất, thiết bị điện mặt trời áp mái là hàng còng kềnh không thể nào xách tay và không thể nào không có chứng từ rõ ràng khi mua không qua nhà phân phối. Chỉ có hàng nháy bằng cách một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp, nhập hàng chất lượng kém với thương hiệu nhỏ và về Việt Nam làm giả CO, CQ với thương hiệu lớn, cấu kết với một số đơn vị thi công bán lại giá rẻ lắp đặt cho bạn hoặc là một số đơn vị thi công, lắp đặt, bán hàng các thương hiệu lớn đã lỗi thời, công nghệ đã lạc hậu do đã nhập trước đây phục vụ cho công trình lớn, nay dư thừa bán lại cho bạn

Và bạn cũng lưu ý sử dụng dịch vụ của các nhà thầu, các công ty lắp đặt, các đơn vị cung cấp thiết bị điện mặt trời áp mái mà quảng cáo xuất hiện khắp nơi, rất nhiều trên báo chí, truyền thông, website, báo mạng điện tử, facebook, youtube bởi vì những đơn vị này chi ra rất lớn số tiền cho quảng cáo, hoặc liên kết với báo chí, chính quyền địa phương, các công ty thành viên EVN để được giới thiệu, tiếp cận bạn, tiếp cận người tiêu dùng nên khi bạn mua sản phẩm và dịch vụ của họ bạn sẽ phải chi trả rất cao hơn so với các hệ thống cùng công suất khác vì các chi phí quảng cáo trên được tính vào sản phẩm dịch vụ bán cho bạn. Và các đơn vị này sẽ che đậy giá cao này bằng cách nói với bạn rằng sản phẩm của họ là sản phẩm cao cấp, chất lượng Châu Âu, Mỹ nhưng thực chất hầu hết thiết bị điện mặt trời áp mái hiện nay là sản xuất tại Trung Quốc, nên khi họ giới thiệu sản phẩm từ Châu Âu, Mỹ bạn hỏi lại là sản phẩm 100% made in ở đâu? Nhà máy sản xuất ở đâu? Cảng giao hàng nước nào? thì sẽ ra sự thật. Còn nếu giá họ thấp hơn thị trường là chắc chắn thiết bị, vật tư kém chất lượng, cắt giảm những chi tiết quan trọng của sản phẩm và dịch vụ để tiết kiệm chi phí

Ngoài ra, mỗi loại mái thì chi phí đầu tư lắp đặt cũng khác nhau. Mái tôn sẽ ít tốn chi phí nhất, kế đến là mái bằng, sau đó là mái ngói và cuối cùng là mái bê tông cốt thép, sân thượng

5. Lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái giúp bạn tiết kiệm chi phí

Mặc dù tổng chi phí đầu tư cho một hệ thống điện mặt trời áp mái khá cao nhưng hầu hết các doanh nghiệp, hộ gia đình sẽ tiết kiệm được đáng kể trong thời gian dài bằng hệ thống này. Khoản tiền tiết kiệm này được thể hiện qua hóa đơn tiền điện hàng tháng của bạn.

Thông thường, một hệ điện mặt trời áp mái có thời gian hoàn vốn dao đồng từ 4 đến 6 năm; tuỳ vào thời điểm bạn đầu tư. Sở dĩ có sự khác nhau là vì biến động về giá của các loại vật tư cũng như giá mua điện từ EVN tại thời điểm đóng điện và giá điện bạn bán cho người thuê nhà, văn phòng của mình.

Tuổi thọ của hệ điện mặt trời lên đến hàng chục năm, nếu tính toán khoản tiền đầu tư và thời gian hoàn vốn thì bạn có thể tiết kiệm và thu lợi nhuận được rất nhiều

6. Bạn có được nguồn thu nhập từ hệ thống điện mặt trời áp mái

Ngoài được sử dụng điện miễn phí, bạn có thể thu được lợi nhuận cao, ổn định, lâu dài trong suốt hơn 30 năm từ việc bán nguồn điện dư hoặc bán toàn bộ sản lượng điện từ hệ thống điện mặt trời áp mái cho EVN hoặc bán điện cho người thuê nhà, xưởng của bạn (Gà đẻ trứng vàng). Cụ thể là, nguồn điện dư từ hê 1MW sẽ tạo thêm doanh thu lên đến 300 triệu/tháng (theo giá mua điện thời điểm viết bài)

Hi vọng với các thông tin trên sẽ giúp các bạn tự tin đưa ra quyết định đầu tư, lắp đặt điện mặt trời áp mái phù hợp với nhu cầu của mình.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầu tư, lắp đặt điện mặt trời tối ưu chi phí nhất cho bạn

CÔNG TY CỔ PHẦN PROTEKSOLAR

 527/16 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò vấp , TP. HCM

 093 697 0889

 sales@proteksolar.vn

 www.proteksolar.vn

Connect with Proteksolari

Designed by Vietwave