BÁT TRÂN NGỌC THỰC – ẨM THỰC CUNG ĐÌNH VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

0906 797 932 306-308 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM

Blog

Home cap icon Blog

BÁT TRÂN NGỌC THỰC – ẨM THỰC CUNG ĐÌNH VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

Bát trân là tên gọi chỉ 8 món ăn cực kỳ quý hiếm thời xưa, xuất hiện chủ yếu ở cung đình. Bát trân quý hiếm vì hầu hết chúng là phần tinh túy nhất của thế giới muôn loài.

8 món bát trân của Việt Nam

Bát trân của Việt Nam xưa bao gồm: nem công, chả phượng, hùng chưởng, tinh thần, gân nai, da tê ngưu, thịt chân voi và yến sào.
- Nem công: Công còn gọi là khổng tước, nộc dung, cuông là loài chim thuộc họ trĩ thường sống trên các đồi, gò cao hay trong bụi tre, trúc rậm rạp. Nem công được chế biến khá cầu kỳ bằng cách cho lên men vi sinh chứ không qua công đoạn nấu nướng. Thịt công có khả năng giải một số loại độc nên được xem là “bùa hộ mệnh” của vua chúa khi xưa.
- Chả phượng: Loài chim phượng sống ở các vùng núi cao rất khó tìm thấy, chim đực gọi là phượng còn chim cái gọi là hoàng. Khi bắt được một đôi chim này, người ta tiến hành làm thịt sống, chỉ lấy thịt nạc chế thành chả viên. Thịt chim phượng rất giàu dinh dưỡng và cũng được xem là vị thuốc bảo vệ sức khỏe.
- Hùng chưởng: Hùng chưởng hay còn gọi là tay gấu. Tay gấu là nơi tập trung chất dinh dưỡng để gấu sống qua mùa đông do đó rất bổ và thơm ngon. Khi chế biến, người xưa phải nhúng tay gấu vào dầu sôi đủ một trăm lần để làm lông, sau đó lấy gân tay ngâm vào nhựa đu đủ 1 ngày 1 đêm rồi lại ngâm tiếp vào nước tro 1 ngày. Lúc này mới sử dụng để nấu chung với các loại dược liệu, thuốc bổ khác.
- Tinh thần: Tinh thần là tên gọi của món môi đười ươi. Loài đười ươi rất khó bắt, nhưng lại thích bắt chước và thích uống thứ cay như rượu. Do đó người săn đười ươi thường đặt dép da, guốc gỗ và vài hũ rượu mạnh trước cửa hang của chúng. Đười ươi lúc này sẽ uống rượu và đi dép như loài người. Đến khi chúng say thì người thợ săn sẽ xông ra trói lại một cách dễ dàng. Môi đười ươi thường được phơi khô rồi chế biến thành các món ăn khác nhau.

- Gân nai: Khi làm thịt, lấy đùi nai thui qua với lửa, cạo sạch lông. Sau đó luộc mềm rồi xẻ lấy gân và tách ra khỏi bắp thịt. Gân nai có thể dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng khác nhau.
- Da tê ngưu: Tê ngưu là tên gọi khác của loài tê giác. Thịt của loài này dày, dai, dùng dao đâm cũng không thủng do đó ăn không được. Chỉ có phần nách ở hai chân trước là mềm, có thể đâm qua để giết và ăn được. Khi chế biến, người đầu bếp phải cạo hết lông, lọc hết mỡ, ngày phơi nắng, tối sấy lửa đủ 100 ngày. Sau đó tẩm rượu khoảng một tháng rồi cất vào hộp bằng bạc hay vàng. Trước khi ăn phải ngâm vào nước tro thảo mộc 7 ngày, 7 đêm rồi rửa sạch, hấp cách thủy cho chín sau đó thái mỏng để ăn.
- Thịt chân voi: Loài voi cũng có da rất giày, khó đâm thủng. Tuy nhiên ở phần gan bàn chân của chúng lại có một đoạn thịt tập trung rất nhiều dây thần kinh. Khi chế biến, người ta lấy phần thịt này ninh một ngày một đêm, nấu với các vị thuốc khác và ăn cùng thạch rau câu. Phần thịt này ngon, giòn và được cho là có thể chữa khỏi các bệnh về gân cốt.
- Yến sào: Yến sào là tổ của loài chim yến, được làm từ nước bọt của chúng và do đó có thể ăn được. Yến thường làm tổ ở trên những vách đá hay trần hang động cao, cheo leo do đó rất khó thu hoạch. Trong tổ yến sào có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và được vua chúa thời xưa sử dụng để tẩm bổ cơ thể, đặc biệt là trong việc nâng cao khả năng sinh dục.
 
Huyền thoại về

Bát trân Việt Nam thời nay

Ngày nay trừ yến sào và gân nai, những món còn lại trong bát trân đã rất khó có thể tìm được do sự tuyệt chủng hay khan hiếm của các loài động vật. Do đó, nhiều người đã đưa ra danh sách bát trân thời nay gồm những món ăn cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng và có thể tìm được. Cụ thể:
- Yến sào
- Gân nai
- Vi cá: Vây cá mập cung cấp rất nhiều chất đạm, calo cùng một ít chất khoáng và được xem là thần dược giúp trẻ hóa, nuôi dưỡng máu, bồi bổ các bộ phận trong cơ thể.
- Bào ngư: Còn được gọi là ốc cửu khổng. Bào ngư thường được sử dụng trong các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như bồ câu hầm bào ngư, cháo bào ngư,….
- Hải sâm: Còn được gọi là đỉa biển, hải sâm rất được xem trọng ở nhiều quốc gia châu Á do tin tưởng vào khả năng chữa bệnh của nó. Món ăn này cũng thường được chế biến tương tự như bào ngư.
- Bóng cá: Bóng cá hay bong bóng cá còn được gọi là phiêu giao, hoa giao, lấy từ ruột cá rồi phơi khô. Món ăn này có công hiệu bổ âm, dưỡng huyết, kiện thận, ích tinh.
- Sò điệp: Sò điệp còn gọi là điệp quạt, sò quạt, là giống sò lớn thường được chế biến thành các món như sò điệp rang muối ớt, sò điệp nướng mỡ hành,…. Sò điệp có vị ngọt, tính mát, không độc, có công dụng thông khí, mát gan, giải nhiệt, giải rượu và giải độc rượu.
- Gan ngỗng: Gan ngỗng thường được dùng để nấu cháo, làm pate,….

Other News

Hotline

Hotline

0906797932