Các thông số quan trọng trong hồ thủy sinh

Tin tức & sự kiện

Các thông số quan trọng trong hồ thủy sinh

CẬP NHẬT CÁC THÔNG SỐ HỒ THỦY SINH
2. Amoniac, Nitrite, Nitrate:
a. Amoniac:
​Amoniac tồn trong nước ở hai dạng: Amoniac tự do(NH3) và Amonium (ion NH4). Trong 2 loại này thì Amoniac tự do là thành phần cực độc ngay cả khi ở liều lượng 0.05ppm trong nước. Amonium thì ngược lại, vô hại với cá, tép và là thành phần mà cây rất thích và sẽ hấp thụ đầu tiên để lấy nitrogen. Cây ưu tiên Amonium (ở dạng Ure) hơn là Nitrate. Amonium và Amoniac mang tính kiềm và sẽ tang pH của nước.
​Amoniac nói chung (bao gồm tự do và ion) hình thành từ sự phân hủy của các chất hữu cơ(chủ yếu là từ phân cá) hoặc xuất phát từ phân nền(Amazonia ver.2, phân nền này nhả ion Amoniac dạng Ure chứ không phải nhả Amoniac tự do). Ngay cả hoạt động hít thở của cá tép cũng nhả ra 1 phần NH3.
​Khi Amoniac có quá nhiều trong nước đó là do có quá nhiều chất hữu cơ đang được phân hủy bởi các vi khuẩn có sẵn trong nước thuộc họ Heterotrophic bacteria. Chính những vi khuẩn này thải ra Amoniac trong quá trình đó. Khi đó nước bạn có thể trở nên đục trắng vì dòng vi khuẩn này bự hơn và phát triển nhanh hơn nhiều so với dòng Autotrophic. 1 cá thể sau 15 tới 20 phút trong điều kiện lý tưởng có thể nhân đôi số lượng trong khi dòng Autotrophic cần tới 24-48 tiếng để nhân đôi số lượng. Hiện tượng đục trắng nước là do vi sinh phát triển quá mạnh. Bạn có thể thấy được điều đó nếu như hồ bạn đêm chết 2, 3 con cá và sáng dậy thấy nước đục trắng hẳn. Đó không phải là nước bạn có vụn cá liti mà bạn đang nhìn hàng trăm tỷ con vi sinh đấy.
​Như vậy, Amoniac tự do trong hồ bạn tang không kích thích sự bùng phát của vi sinh mà ngược lại, nó là kết quả của điều đó. Nếu như giống Autotrophic (mình sẽ nói về dòng này sau) của bạn không phát triển kịp để xử lý Amoniac tự do. Cá bạn có thể sẽ chết hàng loạt chỉ sau 1 đêm.
​Lưu ý rằng, các test kit mà bạn mua, của Sera hay API đều đo lượng Amoniac ở dạng tổng hợp, tức bao gồm cả lượng Amoniac tự do và lượng ion Amonium. Chính vì vậy, nếu bạn test mà thấy Amoniac bạn tới 1 mg/L, bạn phải cân nhắc những yếu tố khác:
● Nhiệt độ càng cao, ion Amonium chuyển thành Amoniac tự do càng nhiều.
● pH càng cao, ion Amonium chuyển thành Amoniac tự do càng nhiều và tăng theo số logarit. Ví dụ: 1 độ tăng pH có lượng Amoniac tự do nhiều gấp 10 lần
ều này cho ta thấy rằng, nước bạn với pH càng thấp sẽ càng an toàn hơn với cá tép vì Amoniac chuyển thành dạng ion vô hại. Tất nhiên các bạn phải chú ý các loại cá tép của bạn sống ở khoảng pH nào là tốt nhất chứ đừng đuổi theo bất kỳ số pH nào.
Nếu các bạn xài phân nền nhả Ammonium nhiều như của ADA, chỉ số Amoniac những ngày đầu của bạn sẽ rất cao, tới 1mg/L nhưng pH của bạn khả thấp, khoảng 6.5 hoặc có thể thấp hơn nếu KH bạn thấp. Sử dụng test kit có thể gây nhầm lẫn là hồ bạn có độc quá nhiều nếu bạn không hiểu rõ về Amoniac tự do và Ammonium.
Điều này áp dụng cho các loài tép đặc biệt là tép ong(ong thường, pinto, galaxy fishbone...v..v..). Các nhà buôn đều yêu cầu pH thấp, nhiệt độ thấp và họ nói đó là “yêu cầu” sống của tép. Đấy không hoàn toàn đúng, như con người, mình có thể sống ở xích đạo rất nóng, cũng có thể sống ở Alaska rất lạnh. Vấn đề ở đây là Amoniac ở nhiệt độ cao và pH cao sẽ trở nên rất độc và dòng tép ong càng đẹp càng bị lai tạo cận huyết nhiều nên trở nên rất yếu, càng yêu cầu về lượng Amoniac tự do trong nước thấp. Đây chính là lý do họ yêu cầu pH thấp và nhiệt độ thấp.
Mình đang nuôi dòng pinto red và black, ở pH 7.5, GH 4, Ammoniac = 0, Nitrite = 0, Nitrate =5 mg/l ở nhiệt độ 30 độ. Hoàn toàn bình thường và không hề chết con nào. Đây là lý do kinh nghiệm có thể giúp bạn ở một vài trường hợp nhưng không thể phát triển được.
 
 
b. Nitrite(NO2):
​Nitrite cũng như Amoniac tự do, là 1 chất cực độc nhưng ở nồng độ 5ppm . Chỉ cần 0,75ppm là đủ để gây stress cho cá bạn và từ 2ppm trở lên thì những chú cá yếu sẽ chết ngay. Nitrite không phụ thuộc vào nhiệt độ và pH như Amoniac và phải luôn luôn giữ nó ở mức 0ppm.
​Khi nãy mình nói về dòng vi khuẩn heterotrophic chuyển Chất hữu cơ thành Amoniac thì dòng Autotrophic là dòng chuyển Amoniac thành Nitrite và Nitrite thành Nitrate. Dòng này có trong nước rất ít. Chính vì điều đó mà những chai vi sinh bạn hay châm có một số lượng lớn dòng này ở dạng ngủ đông để kích thích dân số chúng phát triển vì chúng phát triển quá chậm.
​Để một hồ cân bằng về số lượng giữa dòng Heterotrophic và Autotrophic sẽ cần khoảng 4-6 tuần nếu không có vật liệu lọc nào được bỏ vô từ 1 hồ đã cycle. Nhiệt độ càng cao hồ cycle sẽ càng nhanh.
​Nitrite mang tính acid và sẽ giảm pH của hồ. Đáng buồn là cây sẽ không hấp thụ Nitrite mà cây sẽ chọn hấp thụ dạng đã qua xử lý của nó là Nitrate(NO3). Test kit đo Nitrite phải luôn luôn có và sử dụng nhiều trong quá trình cycle hồ
 
 
c. Nitrate(NO3):
​Nitrate là sản phẩm cuối cùng của bộ 3 Amoniac-Nitrite-Nitrate và ít độc hơn rất nhiều so với 2 chất trên. Nitrate chỉ độc ở liều lượng rất cao là 200 ppm. Tuy nhiên, trung bình thì Nitrate trên 100ppm là đã gây nguy hiểm cho cá, tép. Từ 50 ppm trở lên là đủ gây stress và thậm chí lượng Nitrate trong hồ từ 50 ppm còn làm cây chậm lớn và có khả năng ngừng phát triển.
​Khi Amoniac thường được giữ ở mức <0.25ppm và Nitrite ở mức 0 ppm thì Nitrate nên được giữ ở mức 10-25 ppm. Nitrate là nguồn Nito chính của cây trồng nên đây là mức lý tưởng và phù hợp cho hồ có nuôi cá. Đối với tép, Nitrate phải nhỏ hơn 10ppm vì tép rất nhạy cảm với nước. Hồ mình giữ Nitrate ở mức 25 ppm nên đôi khi vẫn phải hốt xác 1 con tép SRC.
​Thông thường, Nitrate trong hồ ổn định rồi sẽ không thiếu, bạn nếu muốn tang thêm có thể nuôi thêm cá để tạo thêm Nitrate. Tuy nhiên, chú ý độ hạnh phúc của cá bạn. Quá nhiều cá sẽ làm cá không vui. Giống như bỏ 10 người vào 1 căn phòng 10 mét vuông nó khác với bỏ 2 người trong 1 căn phòng 10 mét vuông. Nếu mình không thích sự chật chội thì cá cũng vậy. Hãy đối xử thật tốt với chúng.
​Chính vì Nitrate có thể được hình thành trong hồ mà các loại phân nước thường chứa ít Nitrate mà chứa nhiều Kali và 1 chút Phosphate. Test kit cho Nitrate bạn cũng nên có để có thể theo dõi sự hấp thụ dinh dưỡng của cây và bón phân thích hợp.
 
 
3. Kali, Phosphate:
a. Kali:
​Kali hay tiếng anh là Potassium. Đây là nguyên tố đa lượng lượng thứ 2 mà cây xài nhiều với Nitrate là nguồn Nitơ đa lượng thứ nhất. Khác với Nitrate, Kali không xuất hiện từ bất kỳ quá trình phản ứng nào trong hồ. Chính vì thế việc bạn có châm thêm phân nước Kali hoặc có phân nền giàu Kali là vô cùng cần thiết vì Kali hỗ trợ cho việc quang hợp của cây. Nếu như cây không có Kali, cây sẽ không thể quang hợp và quang hợp mạnh hay không là dựa vào lượng Kali trong nước.
​Kali còn hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Đây đối với mình là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất mà bạn phải để ý. Như các bạn đã thấy, hồ mình giữ Kali ở mức 10 ppm. Đây là mức cao nhất mà bạn nên giữ. Nếu như hồ bạn dư Kali; ở khoảng từ 15 ppm trở lên, nó sẽ ngăn cản cây bạn hấp thụ Canxi trong nước, khiến cho bạn thấy lá cây mới èo ọt và bị cong và nghĩ rằng bạn đang thiếu Canxi nên cứ châm thêm Canxi nhưng cuối cùng lại làm mọi chuyện tệ hơn.
​Tuy nhiên, dư Kali bao giờ gây rêu và tảo hại nên bạn hoàn toàn có thể châm hơi dư 1 chút như mình. Để lấy 1 tiêu chuẩn nhất định thì 1 nắp(5ml) của phân nước Potassium của Seachem sẽ tặng lượng kali lên 2ppm cho 125L nước. Bạn sẽ phải châm khoảng 5 nắp rưỡi để đạt nồng độ Kali trong nước đúng yêu cầu là 10mg/L.
​Lưu ý Kali được hấp thụ rất mạnh và thường đi chung với biểu hiện thiếu Nitrogen. Nếu bạn theo đúng hướng dẫn của các phân nước khác thì hầu như bạn sẽ không bao giờ gặp phải trường hợp thiếu Kali.
 
 
b. Phosphate:
​Phosphate hay PO4 là sản phẩm phụ trong quá trình vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Cây cần 1 lượng thấp PO4 và đặc biệt khác với Nitrate và Kali. Cây hoàn toàn có khả năng trữ PO4 để xài từ từ nên việc bạn châm PO4 nó không cấp thiết như Nitrate và Kali.
​Tuy nhiên, đối với Phosphate, bạn cần phải giữ mức PO4 ở khoảng 0.5 ppm – 2 ppm. Từ 2 ppm trở lên hoặc dưới 0.5 ppm ta sẽ có một loài tảo hại rất quen thuộc. Tảo đốm xanh
Phosphate.
​Lưu ý rằng Phosphate là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy nên trong một hồ đã ổn định thì lượng cành cây, lá cây chết và đồ ăn vụn sẽ tạm đủ cho nhu cầu của cây. Tất nhiên, theo lượng cây bạn có trong hồ mà nhu cầu Phosphate sẽ tăng lên hay giảm xuống.
 
4. Các nguyên tố vi lượng:
● Canxi: Canxi khá cần thiết cho cây. Nó giúp cây phát triển lá non khỏe hơn. Bạn có thể châm thêm Canxi bằng phân nước vi lượng hoặc sử dụng các loại đá vôi chung với CO2 để đá tiết ra Canxi. Đây là nguyên tố mà bạn có thể có dư trong hồ với 2 bất lợi duy nhất cho bạn là pH hồ bạn sẽ tang và TDS của bạn cũng sẽ tang theo rất nhanh.
● Magie: Magie cần thiết cho sự hấp thụ của Canxi. Tuy nhiên Magie không cần nhiều trong nước, như Kali, nếu Magie có quá nhiều > 10 ppm sẽ ngăn cản sự hấp thụ Canxi của cây.
● Mangan: Mangan hỗ trợ cây hình thành diệp lục và làm cho cây khỏe hơn với những tác động của bên ngoài. Cây cần rất ít nguyên tố này
● Ferrum(Sắt): Sắt rất cần thiết cho cây, cùng với Kali. Sắt hỗ trợ quá trình quang hợp và hình thành diệp lục. Đặc biệt , sắt rất cần cho việc phát triển màu của các cây màu đỏ. Tuy nhiên, nếu sắt có quá nhiều trong nước, sẽ gây bùng phát rêu hại đặc biệt là rêu tóc. Sắt được cây hấp thụ rất nhanh và bạn có thể phải châm 1 lượng phân nước sắt mỗi ngày nếu như hồ bạn nhiều cây đỏ.
● Boron: Hỗ trợ việc hình thành chồi của cây. Nếu bạn thấy chồi của cây bạn rất dễ bị gãy(đặc biệt là đối với Bucephalandra) điều này cho thấy cây bạn đang thiếu Boron. Tuy nhiên, lượng boron trong các phân nước vi lượng thường là đã đủ nên bạn không cần phải chú ý.
● Ngoài ra còn rất nhiều như Zn(kẽm),Cu(Đồng), Cl,.v…v.. nhưng những nguyên tố này ở mức rất thấp.
 
Img