Bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

0983 002 026 | tvalawfirm@gmail.com

Bào Chữa Trong Giai Đoạn Xét Xử Phúc Thẩm

Quy định hoãn phiên tòa hình sự sơ thẩm – Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện

Với tốc độ phát triển của công nghệ 4.0 như hiện nay, không khó khăn gì để khách hàng có thể tự giải đáp những vướng mắc mà họ đang gặp phải trong bất kì lĩnh vực nào. Tuy nhiên, đối với vấn đề pháp luật hình sự thì không dễ dàng tìm hiểu và tự giải quyết một cách triệt để được. Chỉ cần vào google tìm kiếm từ khóa luật sư tranh tụng hình sự, tranh tụng hình sự hay luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử phúc thẩm thì chưa đầy 1s google trả cho bạn 50 triệu kết quả tìm kiếm về dịch vụ tư vấn pháp luật này với rất nhiều hãng luật và luật sư trên toàn quốc. Điều này chứng tỏ khách hàng sẽ có vô số lựa chọn để gửi gắm giải quyết khó khăn mà họ đang gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề đơn giản, nếu khách hàng lựa chọn sai đồng nghĩa với rủi ro của họ sẽ phải đối mặt là rất lớn bởi sự tham gia của luật sư sẽ ảnh hưởng lớn đến việc quyết định có bị kết án hay không, mức án nặng hay nhẹ, mức bồi thường cao hay thấp…

Thông thường, khách hàng tìm đến với chúng tôi thường có những thắc mắc như sau:

  • Khi nào thì chuyển sang giai đoạn phúc thẩm?

  • Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, luật sư có thể giúp tôi những vấn đề gì?

  • Luật sư có thể giúp tôi soạn đơn kháng cáo không?

  • Tại phiên tòa cấp sơ thẩm, luật sư có quyền yêu cầu Tòa xem xét lại bản án cho tôi không?

  • Tôi có thể đối luật sư bào chữa từ phiên tòa sơ thẩm hay không?

Xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm là chính sách hai cấp xét xử mà nhà nước ta đã và đang áp dụng. Việc này nhằm hạn chế và khắc phục các nhược điểm như kết tội oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc áp dụng hình phạt không phù hợp với tội trạng, bỏ qua các tình tiết giảm nhẹ mà đáng ra bị cáo được hưởng… cũng như nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho công dân trong hoạt động xét xử. Thông qua hai cấp xét xử người phạm tội được thực hiện tốt hơn các quyền của mình. Cấp xét xử phúc thẩm sẽ sửa chữa và khắc phục nếu việc xét xử của cấp sơ thẩm còn khiếm khuyết, oan sai. Đây là chính sách có tính nhân đạo và tính khoa học của nhà nước.

So với phiên tòa sơ thẩm vai trò của luật sư trong hoạt động xét xử phúc thẩm giữ một vị trí quan trọng không kém. Trong phiên tòa phúc thẩm Luật sư có quyền đại diện thân chủ của mình đưa ra các quan điểm để yêu cầu tòa án xem xét lại một phần bản án hoặc toàn bộ bản án. Luật sư có thể đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận bằng việc bổ sung chứng cứ vụ án nhằm mục đich chứng minh cho yêu cầu của bị cáo là có cơ sở.

Trong phiên tòa phúc thẩm, bị cáo có quyền thay đổi yêu cầu của mình. Nếu có căn cứ xác thực cho thấy cần thiết phải xem xét lại toàn bộ bản án thì bị cáo, luật sư đại diện có quyền yêu cầu tòa án xem xét lại toàn bộ vụ án. Nếu chỉ có cơ sở để xin giảm nhẹ mức hình phạt luật sư sẽ bào chữa để nhằm mục đích xin giảm nhẹ hình phạt. Dựa trên các tình tiết của vụ án luật sư và thân chủ phải có sự thống nhất để xem xét vụ án theo hướng nào để đảm bảo cho bị cáo quyền lợi tôt nhất.

Đối tác khách hàng
©Copyright by TVA. Designed by Viet Wave
Online : 3 / Lượt truy cập : 7757

Hotline

Hotline

0983002026