Bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong giai đoạn xét xử phúc thẩm án dân sự

0983 002 026 | tvalawfirm@gmail.com

Với tốc độ phát triển của công nghệ 4.0 như hiện nay, quả thật không khó khăn gì để khách hàng có thể tự giải đáp những vướng mắc pháp luật mà họ đang gặp phải. Chỉ cần vào google tìm kiếm từ khóa như: luật sư tranh tụng, luật sư tranh tụng án dân sự hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong giai đoạn xét xử phúc thẩm thì chưa đầy một giây google trả cho bạn khoảng 50 triệu kết quả tìm kiếm về dịch vụ tư vấn pháp luật này với rất nhiều hãng luật và luật sư trên toàn quốc. Điều này chứng tỏ khách hàng sẽ có vô số lựa chọn để gửi gắm giải quyết khó khăn mà họ đang gặp phải. Tuy nhiên, nó cung khiến cho khách hàng hoang mang, lo lắng khi không biết lựa chọn một hãng luật hay một luật tranh tụng giỏi nào để gửi gắm niềm tin. Nếu khách hàng lựa chọn sai đồng nghĩa với rủi ro của họ sẽ phải đối mặt là rất lớn bởi sự tham gia của luật sư sẽ ảnh hưởng lớn đến việc quyết định có bị kết án hay không, mức án nặng hay nhẹ, mức bồi thường cao hay thấp…ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của khách hàng.

Trường hợp nào xét xử phúc thẩm vụ án hình sự?

Bảo Vệ Quyền Lợi Hợp Pháp Của Đương Sự Trong Giai Đoạn Xét Xử Phúc Thẩm Án Dân Sự

Giai Đoạn Xét Xử Phúc Thầm Là Gì?

Bản án xét xử sơ thẩm vụ án nếu không có kháng nghị (của Viện kiểm sát), kháng cáo (của cá nhân và tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan) thì sẽ là bản án có hiệu lực. Còn nếu có kháng nghị, kháng cáo thì vụ án phải đưa ra xét xử phúc thẩm. Thông thường thời gian kháng cáo là 15 ngày, thời gian kháng nghị là 15 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp hoặc 1 tháng đối với Viện kiểm sát cấp cao. Sau thời gian này mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực.

Khởi kiên vụ án dân sự là việc người có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ án dân sự. Các vụ án dân sự thường gặp là tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình, thừa kế, lao động, kinh doanh thương mại, đòi nợ v.v…

Những Vấn Đề Mọi Người Thường Thắc Mắc, Khó Khăn Trong Giai Đoạn Xét Xử Phúc Thẩm

  • Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, luật sư có thể giúp tôi những gì?

  • Chồng tôi không đồng ý ly hôn, tôi có thể khởi kiện được không?

  • Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, tôi không đồng ý với bản án của Tòa, tôi phải làm gì tiếp theo?

  • Luật sư có thể giúp tôi những gì trong giai đoạn xét xử sơ thẩm?

  • Phần đất mà gia đình tôi đang ở xảy ra tranh chấp với hàng xóm, tôi có thể khởi kiện không?

  • Tôi có ký hợp đồng với một công ty cung cấp vật liệu xây dựng, tuy nhiên đến nay tôi vẫn chưa thanh toán hết tiền cho họ và bên họ đã cử luật sư tới, tôi phải làm gì?

  • Tôi muốn dành quyền nuôi con, tôi phải làm gì?

  • Bố tôi mất không để lại di chúc, gia đình xảy ra tranh chấp tài sản, tôi phải làm gì?

  • Tôi phải làm gì để được nhận phần tài sản có tên tôi trong di chúc?

  • Tôi không đồng ý với quyết định của Tòa về việc chia tài sản giữa hai vợ chồng tôi, tôi phải làm gì?

  • Tôi không đồng ý với quyết định chia phần thừa kế của bố tôi để lại, tôi phải làm gì?

  • Vô vàn những vấn đề, vướng mắc khi rủi ro pháp lý gõ cửa?

  • Và cuối cùng...là câu hỏi luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp như thế nào?

  • Làm thế nào để có thể mời Luật sư giỏi tại Hà Nội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình?

Để khởi kiện thành công vụ án không phải là việc đơn giản vì bạn phải đáp ứng nhiều yêu cầu và điều kiện theo quy định của pháp luật thì Tòa án mới thụ lý yêu cầu khởi kiện của chủ thể khởi kiện. Do đó, Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, giúp cho quá trình tố tụng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật tố tụng, sau khi bản án, quyết định sơ thẩm tuyên, sẽ chưa có hiệu lực pháp luật, mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là một trong những quyền tố tụng đặc biệt quan trọng của đương sự. Các đương sự có thể tự mình thực hiện quyền kháng cáo hoặc cũng có thể ủy quyền cho người đại diện  thay mặt mình thực hiện quyền kháng cáo.

Vai Trò Của Luật Sư Đối Với Đương Sự Trong Giai Đoạn Xét Xử Phúc Thẩm:

  • Chuẩn bị hồ sơ kháng cáo (Viết đơn kháng cáo và chuẩn bị tài liệu kèm theo đúng quy định và đảm bảo thời gian kháng cáo cho đương sự)

  • Chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa phúc thẩm (Chuẩn bị bản luận cứ tập trung vào nội dung khsang cáo những quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm mà đương sự không đồng ý)

  • Tham gia phiên tòa (Luật sư theo dõi những vấn đề về thủ tục phiên tòa và có ý kiến kịp thời để thực hiện những thủ tục đó không làm thiệt hại quyền lợi cho đương sự)

Hoạt động của luật sư tuy không phải là hoạt động tư pháp, nhưng lại có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp. Những hoạt động tích cực của luật sư trong các giai đoạn của quá trình tố tụng có thể xem như một công cụ hữu hiệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mình, đảm bảo cho hoạt động tố tụng được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ công lý. Vai trò này ngày càng được toàn xã hội ghi nhận và ngày càng khẳng định, chứng minh trên thực tế hiện nay.

Thủ Tục Xét Xử Phúc Thẩm Vụ Án Dân Sự:

1. Giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý, thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa. Trong vòng 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa có thể đưa ra quyết định tạm đình chỉ xét xử, đình chỉ xét xử hoặc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Quyết định này dựa trên kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án đã được xét xử ở cấp sơ thẩm.

2. Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án:

Trường hợp Tòa quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì phiên tòa phải được diễn ra theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật, gồm thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi các đương sự. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử công nhận thỏa thuân đó và dựa trên đó đưa ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau thì phiên tòa được tiến hành theo thủ tục gồm phần tranh tụng giữa nguyên đơn, bị đơn:

  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày, người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp, đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
  • Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.

Hoặc tranh luận đối với kháng nghị:

  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị, Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
  • Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
Đối tác khách hàng
©Copyright by TVA. Designed by Viet Wave
Online : 4 / Lượt truy cập : 7758

Hotline

Hotline

0983002026