Phân biệt 6 loại chứng chỉ tiếng Anh - Nên chọn thi loại nào?

WONDER ENGLISH CENTER
02903 555 666
ko_flag ko_flag
trungtamngoainguwondercm@gmail.com

Tin tức

Phân biệt 6 loại chứng chỉ tiếng Anh - Nên chọn thi loại nào?

Phân biệt 6 loại chứng chỉ tiếng Anh - Nên chọn thi loại nào?

1. IELTS

IELTS là gì?
Là tên viết tắt của từ International English Language Testing System (tạm dịch: Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế). IELTS là một hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trải dài qua cả bốn kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
 
Có hai hình thức là Academic (học thuật) dành cho sinh viên bậc đại học hoặc sau đại học và General training module (đào tạo chung) cho người đi làm hoặc vì mục đích di cư.
 
 
Thi IELTS để làm gì?
  • Đây là yêu cầu bắt buộc đối với việc du học và di cư đến rất nhiều Quốc gia.
  • Xét tuyển học bổng du học và học bổng vào các trường quốc tế tại Việt Nam. Ví dụ: Một trong những điều kiện xét tuyển học bổng toàn phần ĐH RMIT Việt Nam là IELTS (Học thuật) 6,5 trở lên (không kỹ năng nào dưới 6,0)
  • Được miễn thi THPT QG môn Tiếng Anh (điều kiện: đạt tối thiểu 4.0 IELTS)
  • ELTS cũng là chứng chỉ chứng thực khả năng sử dụng tiếng Anh mà nhiều trường đại học áp dụng chuẩn đầu ra cho sinh viên. Ví dụ với ĐH Ngân Hàng TPHCM là 6.5.
Có thể tưởng tượng IELTS như một cây thước đo level tiếng Anh của bạn. Và cây thước này là cây thước phổ biến nhất trên nhiều Quốc gia.
 
Lưu ý
  • Trong bài kiểm tra sẽ có nhiều kiểu giọng tiếng Anh của các nơi như: Anh, Mĩ, Úc để tránh sự phân biệt ngôn ngữ. Khi luyện nghe hãy lưu ý điều này để tập nghe giọng của người bản xứ ở nhiều nước.
  • Điểm sẽ được chấm cho từng kĩ năng nhỏ (nghe, đọc, viết, nói). Thang điểm từ 1 (không biết sử dụng) đến 9 (sử dụng thông thạo).
  • Kết quả của kỳ kiểm tra IELTS sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm.

2. TOEIC

TOEIC là gì?
Là viết tắt của từ Test of English for International Communication. TOEIC là bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế.
 
Kết quả của bài thi TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch…
 
 
Vì sao nên thi TOEIC?
TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động.
 
Nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã đưa TOEIC vào chương trình giảng dạy và lựa chọn bài thi TOEIC để theo dõi sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh đối với sinh viên theo từng học kỳ, năm học hoặc sử dụng làm chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp.
 
Lưu ý
Kết quả TOEIC chỉ có hiệu lực trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
 

3. TOEFL

TOEFL là gì?
Viết tắt của từ TEST OF ENGLISH AS A FOREIGN LANGUAGE, TOEFL là bài thi chuẩn hóa nhằm đánh giá khả năng thông thạo của người học và sử dụng tiếng Anh (Mỹ).
 
Hiện nay, các thí sinh tại Việt Nam chủ yếu thi TOEFL iBT. TOEFL iBT là bài thi thế hệ mới, sử dụng internet để chuyển đề thi từ Cơ quan khảo thí giáo dục Mỹ về trung tâm tổ chức thi.
 
 
Thi TOEFL để làm gì?
Bạn cần chứng chỉ thi TOEFL iBT trong các trường hợp sau:
  • Theo học các chương trình đại học, sau đại học trong và ngoài nước, yêu cầu sử dụng tiếng Anh.
  • Ứng tuyển các chương trình học bổng, giao lưu văn hoá.
  • Kiểm tra/ đánh giá trình độ tiếng Anh của bản thân.
 
TOEFL vs IELTS?
  • TOEFL và IELTS là hai bài thi kiểm tra năng lực tiếng Anh phổ biến nhất. Cả hai bài kiểm tra cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng các bài kiểm tra khác nhau về format và cách tính điểm
  • IELTS đánh giá thành thạo Anh ngữ Anh trong khi các bài kiểm tra TOEFL thành thạo tiếng Anh Mỹ.
  • TOEFL có nhiều câu hỏi trắc nghiệm hơn trong khi các thí sinh IELTS nghe/ đọc lấy thông tin và điền vào đáp án
Lưu ý
  • Điểm số TOEFL có giá trị trong 2 năm.
  • Bạn có thể thi nhiều lần mỗi lần thi không cách nhau dưới 12 ngày.
 

4. SAT

Song song với các yêu cầu khác như hồ sơ thí sinh, khả năng và thành tích học tập, các hoạt động ngoại khóa, thư giới thiệu, phỏng vấn… thì hầu hết các học sinh nước ngoài muốn theo học Đại học, Cao đẳng ở Mỹ phải chứng tỏ khả năng học tập của mình thông qua bài thi SAT.
 
SAT là gì?
Nếu TOEFL là bài thi “quyền lực” để đánh giá khả năng Tiếng anh của học sinh quốc tế, thì bài thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test) là “thông số” quan trọng để các trường đại học Mỹ đánh giá khả năng học thuật của học sinh bản địa.
 
Các bạn học sinh có nguyện vọng du học đến Mỹ bên cạnh việc chú ý lấy các bằng như IELTS hay TOEFL thì phải đầu tư thời gian luyện thêm cho kì thi SAT nữa.
 
SAT có hiệu lực 5 năm.
 
 
Các loại bài thi
Có 2 loại bài thi:
  • Phổ biến nhất là SAT Reasoning Test hay còn gọi là SAT 1 với 3 phần (Đọc, Viết – Ngôn Ngữ, Toán) với tổng điểm tuyệt đối là 1600.
  • Ngoài ra còn có bài thi SAT Subject Test hay còn gọi là SAT 2, dành riêng cho các môn cụ thể như Toán, Hóa, Sinh, Văn học (SAT II Literature)…
 
Những ứng viên muốn tăng khả năng cạnh tranh vào các trường có thứ hạng cao cũng như các chương trình học bổng giá trị thường chọn thi cả hai bài.
  • Điểm trung bình bài thi SAT nếu muốn apply vào trường top ở Mỹ
  • Princeton University dao động từ 1380 – 1540
  • Duke University dao động từ 1315 – 1570
  • Harvard University dao động từ 1470 – 1570
  • University of Chicago dao động từ 1460 – 1560
  • Yale University dao động từ 1460 – 1600
  • Stanford University 1390 – 1540
 

5. GMAT

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ biết đến IELTS hoặc TOEFL hơn là cái tên GMAT. Nhưng nếu bạn đang có kế hoạch lấy bằng MBA ở các trường Đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ hoặc đam mê lĩnh vực kinh doanh thì hãy biết về GMAT ngay từ bây giờ nhé.
 
 
GMAT là gì?
GMAT là bài thi dự tuyển chương trình Cao học về Quản lý.
 
Nếu bạn định học ở các trường kinh tế, chứng chỉ GMAT gần như là điều bắt buộc trong hồ sơ của bạn. Trong 3,5 tiếng thi trên máy tính, thông qua 78 câu hỏi trắc nghiệm và 2 bài luận dạng phân tích, bạn sẽ được kiểm tra kĩ năng viết phân tích (analytical writing skills), kĩ năng định lượng (quantitative skills) và các kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ (đọc hiểu, sửa lỗi sai trong câu, và lập luận phản biện – critical reasoning).
 
Vì sao cần thi GMAT?
  • Điểm GMAT là tiêu chuẩn đầu vào cho các chương trình MBA và Master hàng đầu của hơn 2500 trường kinh doanh tại Mỹ, châu u và các quốc gia khác
  • Là một trong những yếu tố quan trọng để xét duyệt học bổng tại các trường danh tiếng
  • Giúp rèn luyện bản thân, nâng cao kỹ năng đọc, viết và tư duy, lý luận
 
Mức điểm GMAT cần đạt là bao nhiêu?
Mức điểm GMAT tối thiểu mà các trường thường yêu cầu là 600/800. Những trường càng “có tiếng”, yêu cầu điểm GMAT càng cao (VD như Harvard, Columbia hay Chicago GSB thường yêu cầu từ 730 điểm GMAT trở lên).
 
Kinh nghiệm của các thí sinh trước
“Hãy dành khoảng 2 ngày để làm quen và tìm kiếm tài liệu ở website www.mba.com xem GMAT có cấu trúc tổng thể như thế nào. Sau đó, tùy vào khả năng của mình, chia thời gian để ôn từng nội dung lý thuyết và bài tập sao cho thật hợp lý” – Hồng Mây (đã theo học tại Trường ĐH Missouri).
 
“Quản lý thời gian là điều cần thiết trong quá trình ôn thi GMAT, lập bảng theo dõi thời gian cho từng phần. Đặc biệt ưu thế của người châu Á là nắm vững kiến thức về toán, vì vậy hãy cải thiện khả năng toán để đạt điểm cao nhất của phần này. Ngoài ra, đây không là bài thi tiếng Anh học thuật mà còn có nhiều kiến thức thực tế, nên hãy tổ chức ôn thi theo nhóm để trao đổi kinh nghiệm, suy luận cùng nhau” – Trâm Lê
 
“Theo mình, phương pháp học GMAT bản chất vẫn là cần cù bù thông minh. Miễn là bạn có nền tiếng Anh tạm ổn, dành thời gian học kiến thức căn bản và học/ làm bài đúng phương pháp thì sẽ có ngày thành chính quả. Vậy nên nếu học mãi mà chưa đạt điểm cao thì chỉ có thể là (1) do Tiếng Anh bạn còn yếu, (2) do bạn ko nắm được căn bản hay (3) do học sai phương pháp thôi. Chứ mình ko nghĩ có người nào là ko-thể-học-được-GMAT cả.” – Linh Thùy
 
Lưu ý
  • Bài thi này đánh giá khả năng sử dụng kiến thức của bạn thông qua giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo hơn là đánh giá số lượng kiến thức bạn có.
  • Hiện tại lệ phí thi khoảng là $250.
  • Điểm thi GMAT có giá trị trong vòng 5 năm.
 

6. GRE

GRE là gì?
GRE là viết tắt của Graduate Record Examination – Kỳ thi Sát hạch tuyển sinh Cao học.
 
Bài thi được yêu cầu với những sinh viên đang có ý định nộp hồ sơ theo học các chương trình đại học, sau đại học của các ngành nghiên cứu xã hội, nghiên cứu kỹ thuật và nhiều ngành khác.
 
 
GRE gồm có 2 dạng: GRE tổng quát (General Test) và GRE chuyên ngành (Subject Test). Trong đó, cấu trúc đề thi GRE tổng quát bao gồm 3 phần cơ bản: ngôn ngữ, định lượng và viết luận phân tích.
 
Thông thường bài thi không tập trung vào một vấn đề cụ thể nào mà chú trọng vào các kỹ năng cần thiết đối với sinh viên. Trong khi đó, cấu trúc đề thi GRE chuyên ngành sẽ chú trọng tới một lĩnh vực cụ thể như Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Toán học, Văn chương Anh, Vật lý, Tâm lý học.
 
Thang điểm của các phần thi
  • Phần toán: điểm từ 200-800, khoảng cách giữa các mức điểm cạnh nhau là 10
  • Phần ngôn ngữ: điểm từ 200-800, khoảng cách giữa các mức điểm cạnh nhau là 10
  • Phần viết: điểm từ 0-6, khoảng cách giữa các mức điểm cạnh nhau là 0.5
 
GRE vs GMAT?
GMAT thường dành cho các business school, khối ngành kinh tế, kinh doanh, tài chính. Còn GRE dành cho những ngành như engineering, education, các ngành khoa học xã hội như tâm lý học, social work, báo chí, truyền thông, kiến trúc, thiết kế,… Ngày càng nhiều trường kinh doanh chấp nhận GRE
 
GRE thì nặng về từ vựng hơn còn GMAT thì thiên về grammar & reasoning.
 
Lưu ý
  • Không phải trường đại học nào ở Mỹ cũng yêu cầu GRE, nhưng với các trường trong nhóm Ivy League thì nó gần như là bắt buộc.
  • GRE có hiệu lực là 5 năm
 
Trên đây là giải thích chi tiết và phân biệt về 6 loại chứng chỉ tiếng Anh, bài thi Anh ngữ mà các du học sinh cần tìm hiểu và trải qua nếu muốn apply vào trường
Nguồn: Sưu tầm
Gửi yêu cầu tư vấn

Đăng ký nhận tin qua Email

Back to top

Hotline