Một số lưu ý về phong thủy khu vệ sinh trong nhà ở

PHÁT THỊNH KHANG
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ QUẢN LÝ PHÁT THỊNH KHANG

 phatthinhkhang.mscl@gmail.com   www.phatthinhkhangvn.com

 Hotline/Zalo: 028 6653 7776

Tin chuyên ngành

Một số lưu ý về phong thủy khu vệ sinh trong nhà ở

Theo phong thủy nhà ở, gia chủ không chỉ nên đặt khu vệ sinh vào những hướng bất lợi về khí hậu, hướng xấu mà còn phải thiết kế hệ thống kỹ thuật hợp lý.

Hiện nay, kiến trúc hiện đại và phong thủy nhà ở đã có sự hài hòa nhất định. Minh chứng là, khu vệ sinh mặc dù vẫn bố trí ở hướng Hung nhưng không nhất thiết phải thiết kế ở nơi ẩm thấp, tăm tối như trước đây. Không gian này hiện được các gia chủ chú trọng trong thiết kế sao cho thoáng đãng, tiện nghi, tạo sự thoải mái nhất cho người sử dụng. 

Một số kiêng kỵ phong thủy khu vệ sinh như tránh bố trí nhà vệ sinh ở trên tầng đè lên cửa chính dưới tầng trệt, các đường ống và bồn cầu không được hướng ra trước nhà bởi tiền tài của gia chủ sẽ bị cuốn trôi mất khi xả nước, hướng bồn cầu hợp tuổi... khiến nhiều gia chủ hoang mang, lo lắng khi thiết kế khu vực chức năng này. Vậy khoa học phong thủy quan niệm như thế nào về những kiêng kỵ này và cách hóa giải ra sao?

Xét về mặt Hung, Cát trong phong thủy nhà ở, gia chủ nên bố trí khu vệ sinh ở các hướng có điều kiện khí hậu bất lợi, hướng xấu và có hệ thống kỹ thuật hợp lý. Bởi lẽ, việc thiết kế nhà vệ sinh ở hướng xấu (căn cứ vào tuổi của gia chủ để xác định hướng tốt, xấu) sẽ tốt hơn đặt ở hướng tốt vì Hung gặp Hung sẽ hóa Cát. Trong khi phòng khách, khu bếp ăn, phòng thờ, phòng ngủ được đặt ở vị trí tốt thì khu giặt phơi, nhà kho, khu vệ sinh cần bố trí ở hướng xấu.

Phòng vệ sinh trong những ngôi nhà xưa thường được gia chủ xác định là khu phụ, không cần trang bị nhiều tiện nghi và bố trí ra xa nhà chính. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại, khu vệ sinh trong nhà ở không còn phải giấu đi nữa mà được chú trọng thiết kế, bài trí nội thất thông thoáng, đẹp mắt, tạo cảm giác thư giãn cho người sử dụng.

Nơi đặt khu vệ sinh không được trùng với vị trí cửa chính ra vào nhà, theo la bàn phong thủy. Theo đó, nếu phòng vệ sinh trên tầng trùng với vị trí cửa chính dưới tầng 1 thì hoặc gia chủ thiết kế cửa chính sai vị trí hoặc khu vệ sinh phạm cấm kỵ phong thủy. Để hóa giải, gia chủ nên di dời một trong hai khu vực này để tránh trùng nhau. Thực tế cho thấy, cửa chính ở tầng trệt luôn lớn hơn phòng vệ sinh trên tầng nên bạn hoàn toàn có thể khắc phục được.

Kinh nghiệm cho thấy, các khu vệ sinh được đặt trùng nhau sẽ tạo thuận lợi cho việc bố trí hệ thống kỹ thuật. Tuy nhiên, gia chủ cần xác định ngay từ đầu khu vực nào có thể đặt nhà vệ sinh. Để có thể xác định hợp lý bố cục mặt bằng cũng như tránh để phòng vệ sinh ở trên khu vực bố trí bàn thờ, bếp nấu và cửa chính, bạn cần xem xét kỹ lưỡng trên hoặc dưới vùng định đặt phòng vệ sinh là không gian chức năng gì khi thiết kế nhà ở. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng gầm cầu thang để bố trí khu vệ sinh miễn là vẫn đảm bảo được sự tiện nghi và thoải mái cho người sử dụng. Hướng của lavabo hay bồn cầu không còn quan trọng nữa một khi bạn xác định được vị trí đặt các không gian chính, phụ trong nhà hợp phong thủy.  

Bài viết khác

Dịch vụ vệ sinh tòa nhà

Dịch vụ vệ sinh tòa nhà

Sự sạch sẽ, thoáng mát là điều rất cần thiết cho các tòa nhà, quan trọng hơn chung cư lại chính là nơi cung cấp nhà ở hiện nay. Cùng tìm hiểu thêm nhé!
Làm sao để tăng hiệu quả quản lý chung cư?

Làm sao để tăng hiệu quả quản lý chung cư?

Quản lý tòa nhà chung cư là dịch vụ bất động sản đóng vai trò quan trọng trong khai thác và sử dụng
Chăm sóc cây cảnh tòa nhà quan trọng như thế nào?

Chăm sóc cây cảnh tòa nhà quan trọng như thế nào?

Dịch vụ chăm sóc cây xanh ở tòa nhà là làm gì, và tại sao chăm sóc cây cảnh ở các tòa nhà lại quan trọng?
Đối tác khách hàng

Hotline

Hotline

02866537776

028 6653 7776