Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hành chính

0983 002 026 | tvalawfirm@gmail.com

Tranh tụng là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các chứng cứ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình, đồng thời phản bác lại quan điểm và lợi ích của phía đối lập. Tranh tụng là cơ sở quan trọng để Tòa án nhận định đúng về nội dung vụ án và đưa ra phán quyết khách quan đúng người, đúng tội. Xác định tầm quan trọng đó, Luật tố tụng hành chính đã có những quy định để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hành chính.

Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hành chính

Tranh tụng là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các chứng cứ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình, đồng thời phản bác lại quan điểm và lợi ích của phía đối lập. Tranh tụng là cơ sở quan trọng để Tòa án nhận định đúng về nội dung vụ án và đưa ra phán quyết khách quan đúng người, đúng tội. Đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hành chính được thực hiện đầy đủ tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng cần có những quy định để đảm bảo về mặt pháp lý.

Điều 18 Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã có những quy định cụ thể để cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng được quy định tại Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013. Cụ thể Điều 18 Luật tố tụng hành chính quy định:

"Điều 18. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

1. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Luật này.

2. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Luật này.

3. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định của Luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định."

Những quy định tại Điều 18 Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã xác định rõ và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng hành chính, đồng thời đảm bảo cho đương sự quyền và nghĩa vụ chứng minh yêu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp của mình và bác bỏ yêu cầu của phía đối lập trước Tòa.

Đối tác khách hàng
©Copyright by TVA. Designed by Viet Wave
Online : 1 / Lượt truy cập : 7755

Hotline

Hotline

0983002026