Thủ tục thụ lý vụ án hành chính là việc Tòa án tiếp nhận đơn kiện, giấy tờ tài liệu kèm theo đơn kiện và xem xét các điều kiện khởi kiện. Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục vào sổ thụ lý, phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, thông báo việc thụ lý cho Viện kiểm sát cùng cấp và các đương sự biết.
Mời bạn Thủ tục thụ lý vụ án hành chính là việc Tòa án tiếp nhận đơn kiện, giấy tờ tài liệu kèm theo đơn kiện và xem xét các điều kiện khởi kiện. Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục vào sổ thụ lý, phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, thông báo việc thụ lý cho Viện kiểm sát cùng cấp và các đương sự biết.
Dưới đây là nội dung tư vấn luật từ phía luật sư:
Căn cứ quy định tại Điều 117, Điều 121, Điều 122, Điều 123 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, Thủ tục thụ lý vụ án hành chính được tiến hành như sau:
1. Nhận đơn khởi kiện
Người khởi kiện có quyền nộp trực tiếp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc thông qua bưu điện để gửi đơn khởi kiện đến Tòa án.
Sau khi nhận đơn khởi kiện Tòa án phải ghi vào “Sổ nhận đơn” ngày, tháng, năm nhận đơn. Trường hợp người khởi kiện nộp trực tiếp đơn khởi kiện tại Tòa án thì cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự, trường hợp gửi đơn khởi kiện thông qua bưu điện thì gửi giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
2. Xem xét, xử lý đơn khởi kiện
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để thực hiện một trong các thủ tục sau đây:
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật Tố tụng hành chính.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Thẩm phán phải kiểm tra xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện, sau đó đối chiếu với những quy định về điều kiện khởi kiện để có hướng xử lý phù hợp.
2.1. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Nếu đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật TTHC thì Thẩm phánthông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo. Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật TTHC, thì Tòa án tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo cho người khởi kiện.
Điều 13 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:
“1. Khi nhận đơn khởi kiện hoặc sau khi nhận đơn khởi kiện, xét thấy đơn khởi kiện không đúng quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật TTHC thì tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật TTHC thì tuỳ theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện mà Toà án yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày người khởi kiện nhận được văn bản của Toà án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Trường hợp đối tượng khởi kiện ghi trong đơn là quyết định giải quyết khiếu nại mà quyết định đó không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật TTHC và hướng dẫn tại Điều 1 của Nghị quyết này thì Toà án giải thích cho người khởi kiện biết là quyết định giải quyết khiếu nại đó không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính và yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện về đối tượng khởi kiện trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm a khoản này.
2. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện phải được làm bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện biết để họ thực hiện. Văn bản này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiện qua bưu điện và phải được ghi vào sổ theo dõi.
3. Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện. Ngày khởi kiện vẫn được xác định là ngày gửi đơn khởi kiện và xác định theo hướng dẫn tại Điều 13 của Nghị quyết này.
4. Sau khi người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án tiếp tục việc thụ lý vụ án theo thủ tục chung quy định tại Điều 111 của Luật TTHC. Nếu hết thời hạn do Tòa án ấn định mà người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 109 của Luật TTHC trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ”.
2.2. Trả lại đơn khởi kiện
Nếu việc khởi kiện thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật TTHC thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản này do Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công xem xét đơn khởi kiện ký.
- Khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện.
Người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện; Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp biết;
- Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết trên của Chánh án Toà án thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp phải giải quyết và quyết định của Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định giải quyết cuối cùng.
2.3. Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền
Trường hợp việc khởi kiện đáp ứng đầy đủ điều kiện khởi kiện, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhưng là Tòa án khác chứ không phải là Tòa án nơi nhận đơn khởi kiện, thì Tòa án nơi nhận đơn khởi kiện chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết và báo cho người khởi kiện biết.
2.4. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
Nếu việc khởi kiện đáp ứng đầy đủ điều kiện khởi kiện và người khởi kiện thuộc trường hợp phải nộp tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí.Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, thì người yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
3. Thụ lý vụ án
Tòa án thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý.
Tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm là 200.000 đồng.
*Các trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, miễn nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, bao gồm:
- Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng;
- Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh;
- Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;
*Trường hợp được miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm:
Người có khó khăn về kinh tế được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, thì được Toà án cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, án phí.
Mức tiền được miễn không được vượt quá 50% mức tiền tạm ứng án phí mà người đó phải nộp.
4. Thông báo về việc thụ lý vụ án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Văn bản thông báo thụ lý vụ án phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
+ Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
+ Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;
+ Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
+ Danh sách tài liệu người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
+ Thời hạn người được thông báo phải nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) cho Tòa án;
+ Hậu quả pháp lý của việc người được thông báo không nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện.
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với người khởi kiện hoặc với người bị kiện thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
+ Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
+ Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
+ Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Thủ tục yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính về thủ tục khởi kiện của người khởi kiện.
Hotline
Hotline