Sự xuất hiện các công nghệ mới đã làm thay đổi nền tảng sản xuất, dịch vụ, đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nhân sự, từ đó đòi hỏi các trường Đại Học phải đổi mới cho phù hợp. Giáo dục 4.0 đang được xem là mô hình tất yếu của nền giáo dục trong tương lai để đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội với những dịch chuyển lớn về mặt cơ cấu cũng như chất lượng. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã khiến cho quá trình hội nhập thế giới diễn ra nhanh hơn và việc ứng dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh trong tất cả ngành nghề, lĩnh vực của đời sống, xã hội.
Có thể nói, công nghệ thông tin giữ một vai trò quan trọng cho hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Tại Việt Nam ngày nay, nó được xem là nền tảng vững chắc để phục vụ cho tiến trình phát triển đất nước, hướng đến một quốc gia có nền kinh tế, an ninh, chính trị, giáo dục và xã hội ổn định.
Công nghệ thông tin giúp mở ra một kỷ nguyên mới về đầu tư
Sự áp dụng thành công trong lĩnh vực khoa học robot, Internet vạn vật, dữ liệu lớn (Big data). Điện thoại di động và công nghệ in 3D (3D printing) sẽ thúc đẩy năng suất lao động toàn cầu như những gì mà máy tính cá nhân và mạng Internet đã làm được vào cuối những năm 1990. Mở ra cơ hội cho lợi nhuận khổng lồ, tương tự những gì các cuộc cách mạng công nghiệp trước mang lại.
Nhắc đến công nghệ thông tin đó là nhắc đến tốc độ
Đó là sự dịch chuyển đột phá chưa từng có từ trước đến nay trong lịch sử. Nó đang làm biến đổi hầu hết nền công nghiệp ở mọi quốc gia cả về bề rộng và chiều sâu trong toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Trong năm 2014, ba công ty lớn nhất ở Thung lũng Silicon có vốn cổ phần hóa thị trường cao hơn một cách đáng kể (1,09 nghìn tỷ USD), tạo ra doanh thu tương tự với ba công ty ở Detroit là khoảng 247 tỷ USD, nhưng với số nhân viên ít hơn khoảng 10 lần (137.000 nhân viên).
Hotline