là Doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực xây dựng trên phạm vi cả nước, hợp tác kinh doanh hiệu quả với nhiều Cty đang phát triển, chúng tôi hướng tới mục tiêu không ngừng xây dựng & phát triển bền vững cho chính Cty và khách hàng của mình.
CHUYÊN THIẾT KẾ THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH: NHÀ VĂN PHÒNG VÀ KHÁCH SẠN, BIỆT THỰ, NHÀ TIỀN CHẾ, NHÀ PHỐ. HOTLINE: 0903 174 338
Bằng việc kiên trì thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế ISO, Minh Trí đảm bảo cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tốt nhất để làm hài lòng Quý khách hàng
* Các bước thi công cọc khoan nhồi.
B1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, ĐỊNH VỊ TIM CỌC VÀ ĐÀI CỌC
B2. ĐỊNH VỊ CÔNG TRÌNH VÀ HỐ KHOAN
a. Định vị :
Đây là một công tác hết sức quan trọng và công trình phải xác định vị trí của các tim trục, tim của toàn công trình và vị trí chính xác của các giao điểm, của các trục trên cơ sở đó và hồ sơ thiết kế ta xác định vị trí tim cốt của từng cọc.
b. Giác móng:
Đồng thời với quá trình với quá trình định vị, xác định các trục chi tiết trung gian. Tiến hành tương tự để xác định chính xác giao điểm của các trục và đưa các trục ra ngoài phạm vi thi công móng, cố định các mốc bằng cột bê tông chon sau xuống đất.
c. Xác định tim cọc :
Dựa vào các móng bên A giao tại hiện trường sau đó dẫn các trục được đánh dấu cẩn thận và gửi ra các vị trí cố định xung quanh công trình để thường xuyên kiểm tra tim mốc trong thời gian thi công và bàn giao sau này.
B3. Hạ ống vách(ống casine): tác dụng ống vách định vị và dẫn hướng cho máy khoan; giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan; bảo vệ để đất đá thiết bị không rơi xuống hố khoan; làm sàn đở tạm, thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và thao tác đở ống đổ bê tông; sau khi định vị xong vị trí tim cọc , quá trình hạ ống vách được thực hiện bằng thiết bị rung; máy rung kẹp chặt vào thành ống và từ từ ấn xuống; khả năng chịu cắt của đất sẽ giảm đi do rung động của thành ống vách. ống vách được hạ độ sau (6m); trong quá trình hạ ống việc kiểm tra độ thẳng đứng được thực hiện liên tục bằng cách điều chỉnh vị trí máy rung thong qua cẩu, ông vách được hạ độ sau đỉnh cách mặt đất khoản 0,5m.
B4. CÔNG TÁC KHOAN TẠO LỖ (QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN SAU KHI ĐẶT XONG ỐNG VÁCH TẠM)
a. Công tác chuẩn bị
Trước khi tiến hành khoan lổ cần thực hiện một số công tác chuẩn bị như sau : Đặt áo bao đó là ống thép có đường kính lớn hơn đường kính cọc 1,6 – 1,7 lần , cao 0,7 – 1m để chứa dung dịch sét bentonite, áo bao được cắm vào đất 0,3-0,4m nhờ cần cẩu và thiết bị rung; lắp ống dẩn dung dịch bentonite từ máy trọn và nơn ra đến miệng hố khoan, đồng thời lắp một đường ống hút dung dịch bentonite về bể lọc; trải tấm thép dưới hai bánh xích máy khoan để đảm bảo độ ổn định của máy trong quá trình làm việc; kiểm tra tính toán vị trí để đổ đất từ hố khoan đến các thiết bị vận chuyển đất đi; kiểm tra hệ thống điện nước các thiết bị phục vụ đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục không gián đoạn.
b. Yêu cầu đối với dung dịch bentonite:
Dung dịch bentonite là loại đất sét thiên nhiên, khi hoàn tan vào nước có tính chất đẳng hướng,những hạt sét lơ lửng trong nước và ổn định trong một thời gian dài. Khi hố đào đầy bentonite áp lực dư của nước ngầm làm bentonite có xu hướng rò rỉ ra đất xung quanh hố nhưng nhờ những hạt sét lơ lửng trong qua trình nhanh chống ngư lại hình thành một lớp vách bao quanh hố khoan (độ PH=7-9).
B5. CÔNG TÁC KHOAN : Hạ mũi khoan thắng đứng xuống tam hố khoan với tốc độ 1,5m/s. góc nghiêng cùa cần dẫn từ 78,5-83 độ; khi mũi khoan chạm đến đáy hố máy bắt đầu quay; tốc độ quay ban đầu của mũi khoan chậm khoản 14-16 vòng/1 phút sau đó nhanh dần 18-22 vòng/phút; rút cần khoan được thực hiên khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan từ từ rút cần khoan với tốc độ khoảng 0,3-0.5m/s; trong quá trình khoan dung dịch bentonite luôn được đổ đầy vào lỗ khoan, mực nước trong hố khoan phải luôn cao hơn mục nước ngầm; hố khoan ở cạnh nhau phải khoan cách nhau 2-3 ngày để khỏi ảnh hưởng đến bê tông cọc.
B6. NẠO VÉT HỐ KHOAN: lớp bùn khoan có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cọc, vì vậy khi kiểm tra độ sâu hố khoan cần xác định chiều sâu lớp mùn khoan cần nạo vét.
B7. LẮP DỰNG CỐT THÉP: Cốt thép được chế tạo tại công trình, khung cốt thép được chế tạo trên các giá đở định hình sẵn, để đảm bảo lớp bảo vệ 10cm thường có gắn mặt ngoài của thép chủ một dụng cụ định vị cốt thép, lòng thép khi buộc cẩn thận trên mặt đất sẽ được hạ xuống hố khoan.
B8. CÔNG TÁC BÊ TÔNG: Thu hồi ống thổi khí, tháo ống thu hồi dung dịch thay vào đó là máng đổ bê tông trên miệng, đổi ống cấp thành ống thu dung dịch bentonite trào ra fo khối bê tông đổ vào chiếm chổ; độ sụt bê tông từ 18 đến 20; với mẻ bê tông đầu tiên phải sử dụng bao tải chứa vữa xi măng nhão, đảm bảo cho bê tông không bị tiếp xút trực tiếp với dung dịch khoan; bê tông được đổ vào phểu sẽ đẩy nút hãm đi tận đáy hố nhấc ống dẫn lên để nút hãm và bê tông tháo ra ngoài lập tực hạ ống xuống để đoạn mũi ống dẫn ngập vào phần bê tông vừa tháo ra, tiếp tục đổ bê tông vào phễu và được đổ liên tục, bê tông được đưa xuống trong lòng khối bê tông đổ trước , đổ bê tông liên tục đồng thời ống dẫn rút lên dần với yêu cầu chìm vào trong bê tông khoản 2-3m, khi thấy đỉnh bê tông dâng kên gần tới cốt thép thì cần đổ từ từ, ống đổ tháo đến đâu thì phải rửa sạch ngay.
B9. RÚT ỐNG VÁCH: dùng máy rung rút ống vách từ từ
B10. KIỂM TRA CHẤT LƯƠNG CỌC NHỒI: phương pháp gia tải trọng tĩnh, phương pháp khoan lấy mẫu, phương pháp động.
HÌNH ẢNH THI CÔNG:
CTY TNHH THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MINH TRÍ
31/12 Đặng Thúc Vịnh, Huyện Hóc Môn, TP.HCM
(08) 6251 9369 - 0903 174 338
minhtrixaydung2009@gmail.com
www.xaydungminhtri.com
Hotline