Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Severity: Notice
Message: Undefined property: stdClass::$Link
Filename: front_end_template/header.php
Line Number: 256
Nhat Le, Hue.
Topic: “How has the cultural exchange program changed my life?”
April 30, 2017
Bạn đã bao giờ nghĩ tới một ngày nào đó bạn sẽ đến Mỹ chưa? Tôi thì chưa bao giờ. Thực hiện giấc mơ đến với đất nước cờ hoa khá là xa xỉ đối với tôi. Bởi lẽ người đời cho rằng, để đến với đất nước Mỹ thì không dễ một chút nào. Gia đình của tôi sẽ bỏ phải bỏ ra gần 1 tỉ thì mới có thể chạm tay đến giấc mơ đó được. Thế mà bây giờ tôi đã ở trên đất nước Mỹ gần một năm rồi đấy mà cha mẹ tôi không tốn hẳn 1 tỉ đồng như thiên hạ đồn. Bất ngờ đúng không nào?
Tôi tình cờ biết đến Edupath- chương trình trao đổi văn hóa thông qua trường Nguyễn Huệ- nơi tôi gắn bó những tháng ngày thanh xuân của tuổi học trò ở Việt Nam. Ban đầu tôi cứ nghĩ thi cho vui thôi, chứ không bao giờ nghĩ mình sẽ đậu. Bởi lẽ, như các bạn đã biết ở ngoài kia có hàng trăm, hạn vạn người có giấc mơ đến Mỹ du học như tôi. Và rồi, tôi bất chật nhận được cuộc điện thoại từ chị Nhạn- người đại diện của tôi ở Việt Nam thông báo cho tôi rằng tôi đã trúng tuyển học bổng Edupath. Niềm vui ấy thật sự khiến tôi vỡ òa trong niềm hạnh phúc và vui sướng. Tôi gọi điện khắp nơi thông báo cho gia đình biết mình đã trúng tuyển. Tôi nhìn thấy được niềm vui sướng và tự hào trên gương mặt mẹ. Nhưng sau thẳm trong đáy lòng ấy, tôi có thể cảm nhận được sự lo lắng của mẹ dành cho tôi. Bởi lẽ, đối với mẹ tôi chỉ là một cô bé 17 tuổi không thể tự lập ở một chân trời mới- ở một nơi xa lạ- ở một nơi không có mẹ bên cạnh. Cũng chính từ giây phút ấy, cuộc đời của tôi đã qua một trang mới. Khi viết lại những dòng này, tôi vẫn không thể tin được giấc mơ đến với đất nước cờ hoa đã thành hiện thực mãi cho đến khi tôi cầm trên tay tấm vé VISA được cấp bởi văn phòng lãnh sự quán đặt tại Sài Gòn. Và cái gì đến nó cũng sẽ đến, ngày 10/8/2016, hành trình của tôi bắt đầu. Tôi chia tay bạn bè trong tràn ngập nước mắt, nỗi luyến tiếc bạn bè, quê hương là điều không thể tránh khỏi của những đứa con xa quê.
Tôi cất cánh đi Mỹ ở thành phố HCM, do vậy chỉ có mẹ đi cùng tôi ra sân bay. Đồng hồ đã điểm 8h sáng, đó cũng là lúc tôi nói lời tạm biệt với mẹ, là lúc tạm biệt mảnh đất hình chữ S này. Tôi chỉ nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi con đi nhé” và xách ba lô lên đi một mạch vào trong phòng chờ. Tôi biết rằng nếu tôi ngoảnh lại nhìn mẹ, ôm mẹ thì tôi sẽ chẳng bao giờ đến Mỹ. Mãi sau khi chị kể lại, tôi mới biết hôm chia tay mẹ vừa khóc vừa bảo: “Biết vậy đừng cho con Chút đi rồi (tên ở nhà của tôi), thương nó quá, nó mới 17 tuổi thôi, làm sao có thể tự làm mọi thứ ở một nơi xa lạ như vậy được, mẹ thấy hối hận cho con đi du học Mỹ quá.” Đối với tôi, mẹ không đơn thuần là mẹ, mẹ còn là người bạn tri kỉ của tôi. Mẹ sẵn sàng lắng nghe mọi tâm tư tình cảm của tôi, mà một người bạn bình thường không làm được. Một trong những lí do tôi viết bài này bởi tôi muốn trả lời cho mẹ rằng, con không thấy hối tiếc khi tham gia chương trình trao đổi này ạ. Và con nghĩ rằng, khi mẹ đọc những dòng này mẹ cũng tin là vậy. Ngồi ở trên sân bay, dù nhớ mẹ nhưng tôi chẳng dám khóc bởi chặng đường đến Mỹ còn dài phía trước, tôi sợ sẽ không đủ sức lực để bay tiếp chặng đường còn lại. Nguôi ngoai đi nỗi nhớ gia đình, những câu hỏi về đất nước Mỹ cứ tràn ngập trong tâm trí tôi. “Liệu gia đình host có tốt với tôi không? nơi tôi ở có đẹp lộng lẫy như ở trên Google không? Thầy cô bạn bè có thân thiện và sẵn sàng giúp tôi không?,....”. Hàng vạn câu hỏi được đặt ra nhưng không có lời giải đáp. “The flight is about to land off in Albuquerque airport” thông báo từ các cô tiếp viên hàng không.
Tôi xuống sân bay trong sự chào đón nồng nhiệt từ gia đình host và ba mẹ của host. Họ bắt tay chào hỏi, ôm lấy tôi trong sự ngỡ ngàng chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Phong cảnh ở Albuquerque, New Mexico thật tuyệt vời. Sau 2 ngày ở Albuquerque, chúng tôi lên xe để trở về Guymon, Oklahoma- nơi mà tôi sẽ sinh sống trong suốt chương trình. Gia đình host của tôi rất tâm lí. Biết tôi nhớ nhà, nhớ quê hương Việt Nam nên thường hay động viên chia sẻ cùng tôi khiến tôi cảm thấy như một thành viên trong gia đình họ vậy. Họ chính là người thay mặt cho cha mẹ tôi chăm sóc, quan tâm, giúp tôi học tập, chỉ dạy những điều hay lẽ phải mà một người con nên làm. Họ còn để tôi nấu món Việt Nam vào mỗi thứ 7 hàng tuần. Kết quả là món bánh xèo mà tôi làm không giống như món bánh xèo bình thường, tôi cũng không biết nó có phải bánh xèo không nữa. Từ những con người xa lạ, không hay quen biết mà giờ đây cùng chung sống dưới một mái nhà, những mâu thuẫn không đáng có trong cuộc sống gia đình là điều không tránh khỏi. Nhưng cứ sau các cuộc tranh cãi, chúng tôi ngồi lại với nhau, chia sẽ tâm tự những điều khuất mắc rồi ai nấy đều vui vẻ trở lại.
Ngày đầu tiên đến trường của tôi là một kỉ niệm không mấy đẹp đẽ. Một biển trời chứa đầy những con người khác da màu, những người bạn không cùng chung ngôn ngữ khiến tôi lo lắng và sợ hãi. Tôi cảm thấy lạc lõng giữa không gian mênh mông, rộng lớn này. Tôi chỉ biết khóc và muốn bay về Việt Nam ôm chầm lấy mẹ mà không buông, kể cho mẹ nghe hết nỗi buồn của tôi bây giờ. Nhưng không, những chặng đường mà tôi đi sẽ không có mẹ nâng đỡ nữa, tôi phải tự đi lên chính bằng đôi chân của mình. Sau này, khi đã thích nghi được môi trường học tập ở đây, những ngày cắp sách đến trường không còn là nỗi ám ảnh như thuở ban đầu, thay vào đó là những niềm vui khôn xiết. Niềm vui vì bạn bè mới, gia đình mới và thầy cô mới. Môi trường học tập ở Mỹ hoàn toàn khác so với Việt Nam. Họ không bắt buộc học những môn mà bạn không thích, bạn có thể tự làm cho mình một khóa biểu riêng. Bạn có thể tự do thoải mái trải nghiệm những môn học mà bạn mong muốn được học trước đây nhưng không bao giờ được thử khi còn ở Việt Nam. Về thầy cô giáo, họ thật sự là những bậc thầy tuyệt vời mà tôi từng biết. Họ sẵn sàng ở lại cuối giờ để giúp bạn hiểu bài, họ hào hứng khi lắng nghe những trải nghiệm mà bạn có ở Mỹ. Bạn bè thì thân thiện, hòa đồng và đặc biệt hay giúp đỡ tôi. Ở lớp học thể dục, tôi được bọn bạn nước ngoài dạy cho chơi các môn thể thao như là bóng rổ, bóng chuyền, còn thử trào lưu Finger lift challenge nữa. Tôi được học nhiều thứ ở trường lắm, đặc biệt là lớp tiếng anh. Tôi được học về làm thơ bằng ngôn ngữ anh hiện đại, làm thơ bằng ngôn ngữ cổ, học cách MLA format (mà rất hữu ích cho đại học). Những kiến thức này tôi chưa từng được dạy ở Việt Nam. Tôi cảm thấy mình thật may mắn đến nhường nào.
Không những vậy tôi còn trải nghiệm những văn hóa Mỹ như là Haloween, lễ tạ ơn, giáng sinh và cả lễ phục sinh nữa. Giáng sinh là dịp mà tôi chẳng quên được. Đây là lần đầu tiên tôi được đón giáng sinh - một giáng sinh thật sự, lần đầu tiên tôi được chụp ảnh cùng Santa, lần đầu tiên tôi được nhận những món quà giáng sinh, lần đầu tiên tôi được lên khinh khí cầu nhìn ngắm toàn thành phố Albuquerque từ trên cao, lần đầu tiên tôi đi leo núi trong những ngày giá tuyết và đó cũng là lần đầu tiên tôi biến đếnThe Old Town, Explora museum va Tramway.
Sau giáng sinh là dịp đáng sợ nhất cho những người con xa quê hương đó là dịp tết Nguyên Đán. Những giọt nước mắt của tôi đang rơi trên bàn phím khi nhớ lại khoảng khắc ấy. Không khí tết tràn ngập newfeed facebook và cả youtube. Những video, hình ảnh những con người Việt Nam đang háo hức chuẩn bị đón tết khiến lòng tôi quạnh lại. Tôi cảm thấy lạc lõng ở một nơi mà nơi đó cách Việt Nam hơn nửa vòng Trái Đất. Sáng mồng 1 tết, tôi hăng hái gọi điện về quê nhà chúc tết gia đình và họ hàng ở Việt Nam. Tôi đã cố gắng dấu đi những giọt nước mắt sắp sửa tuôn rơi như mưa trút nhưng cảm xúc của tôi không cho phép. Thông qua màn hình nhỏ, tôi thấy được ánh mắt buồn sâu thẳm của mẹ, những giọt nước mắt của ba. Ba tôi khóc đấy các bạn à? Bạn có tin không một người đàn ông như ba tôi có ngày cũng rơi lệ đấy. Và từ đó tôi mới cảm nhận được ý nghĩa của hai từ gọi là GIA ĐÌNH. Mỗi dịp tết đến xuân về, tôi chỉ nghĩ đơn thuần đó là dịp tôi được nhận nhiều tiền lì xì. Nhưng tôi đã lầm, đó là ngày mà những đứa con đi xa quê hương trở về bên bếp lửa hồng đón tết cùng gia đình. Tôi cảm thấy mình thật sự có lỗi và hối hận khi không nhận ra điều này sớm hơn. Tuy vậy, tôi may mắn hơn những bạn cùng trang lứa khác. Gia đình host và những người bạn ở đây đã lên kế hoạch tổ chức Tết Nguyên Đán cùng tôi trên đất nư ớc cờ hoa này. Gia đình Wilkins- một trong những gia đình mà tôi thích nhất đã làm những món Việt Nam cùng tôi đón Tết. Gia đình Mrs. Consuelo thì lên mạng tìm hiểu về tết Việt Nam cổ truyền, rồi tự tay làm bao lì xì tặng tôi. Tôi cảm thấy tôi thật may mắn khi là những người bạn của họ.
Nói về học tập của tôi ở Mỹ. Tôi được nằm trong top 30 bạn có số điểm GPA cao nhất trên tổng số 162 bạn học sinh. Tôi còn được có tên trong danh sách Honor Role của trường và được vinh dự khoác lên mình chiếc áo mang tên Guymon High School. Ngoài ra tôi còn được vinh dự mời National Society ở High School Scholars nhưng vì một vài lí do nên không thể tham dự được.
Nếu bạn hỏi tôi, chương trình trao đổi văn hóa đã thay đổi tôi như thế nào. Tôi xin trả lời không chút ngần ngại rằng tôi đã trở thành một con người hoàn toàn khác, đôi lúc tôi không biết đó có phải là tôi hay không nữa. Một đứa con không thể xa mẹ của mình dù chỉ là nửa bước, khi nào cũng một mẹ hai mẹ, mà giờ đây có đủ bản lĩnh để vững bước trên đường đời mà không cần có mẹ bên cạnh, đến với một chân trời mới mà mọi thứ đều lạ lẫm. Từ một đứa con chả biết định nghĩa việc nhà là gì, không bao giờ làm việc gì ngoài việc học, nấu ăn thì cháy đen cả nồi mà giờ đây tôi có thể tự chăm sóc bản thân, tự mình làm được mọi việc mà không cần ai phải giúp đỡ. Từ một con người không bao giờ dám ngủ một mình vì nỗi sợ ma quỷ, giờ đây chắc ma quỷ phải sợ tôi chứ không phải sợ nó nữa. Không chỉ vậy, chương trình trao đổi văn hóa Edupath còn biến tôi từ một con người chẳng bao giờ quan tâm đến bản thân, xuề xòa thành một con người chăm chút về bản thân của mình hơn, luôn tỏa sáng mỗi khi ra bước chân ra đường. Đó là những thay đổi đáng kinh ngạc của tôi mà có lẽ nếu không tham gia chương trình thì tôi sẽ không bao giờ nhận ra được. Những gì mà tôi có trong chương trình sẽ không có bất cứ giá nào có thể mua được.
Cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn chân thành của mình đến đội ngũ Edupath, đặc biệt là chị Nhạn - người góp phần biến giấc mơ của tôi thành hiện thực. Ngoài ra tôi còn muốn gửi đến cho các bạn đã, đang và sẽ tham gia chương trình một thông điệp rằng nếu bạn có ước mơ, có hoài bão thì còn ngần ngại gì nữa, cứ xách ba lô lên biến giấc mơ đó thành hiện thực. Nếu tôi - một đứa con gái chả bao giờ đi xa gia đình dù chỉ là nửa bước có thể làm được, thì bạn cũng có thể làm được như tôi. Tôi hứa!!!. Và tôi sẽ đợi để lắng nghe về những trải nghiệm của bạn thông qua chương trình Edupath.
Contact
Please enter your information to this form
Hotline